Page 34 - Giao trinh- Chăm sóc chuyển dạ
P. 34
Hình 3.1. Giữ tầng sinh môn trong cơn rặn.
- Bàn tay kia dùng 4 đầu ngón ấn xuống cho chẩm cúi. Động tác này hỗ trợ trực tiếp
cho chẩm xổ.
Lúc đầu âm môn mở nhỏ (4-5cm) cần thận trọng không để các đầu ngón làm thương
tổn vùng tiền đình.
Khi dưới chẩm tỳ dưới khớp mu, chuyển sang thì đầu ngửa để xổ mặt.
Đỡ mặt: Nguyên tắc là giúp mặt “ngửa từ từ”
- Tay giữ tầng sinh môn
Vị trí và tác động giống như động tác thi đầu cu ́ i nhưng lực giữ phải tăng cường
̀
hơn với mục đích cho trán ra từ từ để tầng sinh môn có điều kiện giãn nở, đỡ rách.
- Tay hướng cho mặt xổ
Hình 3.2. giúp đầu ngửa
Trường hợp đẻ con so hoặc đầu thai to có thể dùng bàn tay làm động tác nghiêng
(lách) cho một bướu đỉnh xổ trước, làm giảm đường kính xổ của đầu, giảm nguy cơ rách
TSM. Trong cơ chế đẻ tự nhiên không có thì này.
- Sau khi mặt xổ hết, đầu sẽ có 2 động tác quay ngoài:
o Quay thứ nhất: Trở lại vị trí ban đầu để sửa tư thế cổ vặn. Với ngôi chỏm
0
CCTT đầu sẽ quay lại 45 từ chẩm mu về trái trước. Với thế CCFS đầu sẽ quay
về bên phải.
o Quay thứ hai: Quay theo vai về thế xổ vai: để xổ, vai phải quay từ đường kính
chéo về trước sau. Người hộ sinh cần hỗ trợ quay thêm 45 để vai đang từ
0
đường kính chéo phải về đường kính trước sau. Tổng hai lần quay nếu lưng
trái, chẩm sẽ về trái ngang. Nếu lưng phải, chẩm sẽ về phải ngang. Người Hộ
sinh quan sát xem đầu có xu thế quay về bên nào thì giúp cho chẩm quay về
0
bên đó. Góc quay cần hỗ trợ sau khi đầu từ quay là khoảng 45 nhưng nếu sau
0
xổ đầu, người hộ sinh hỗ trợ quay đầu luôn thì góc quay sẽ là 90
- Xử trí dây rốn quấn cổ nếu có. Nếu dây rốn lỏng, gỡ qua đầu hoặc gỡ qua vai. Nếu
không gỡ được kẹp và cắt giữa hai kẹp.
33