Page 33 - Giao trinh- Chăm sóc chuyển dạ
P. 33

ta đang sử dụng tư thế là nằm ngửa trong đẻ hay gọi là tư thế  sản khoa.
                     Các phương pháp xổ thai: có 2 phương pháp là xổ thai tự nhiên và xổ thai có sự hỗ
               trợ của Hộ sinh.
               3.1. Xổ thai tự nhiên
                       Gọi là xổ thai tự nhiên vì người hộ sinh khuyến khích để quá trình xổ thai diễn ra
               hoàn toàn tự nhiên. Chỉ can thiệp hỗ trợ trong những trường hợp thật cần thiết.
                       Hộ sinh khuyến khích các sản phụ rặn dần dần đầu của em bé ra bằng cách gợi ý
               sản phụ thở nhẹ nhàng, có thể dùng tay ngăn chặn sự xuống quá nhanh của đầu thai nhi vì
               đẻ nhanh dễ gây chấn thương phần mềm cho người mẹ.
                       Sau khi đầu em bé được xổ ra, có một khoảng thời gian nghỉ ngơi trước khi có
               cơn co tiếp theo. Người đỡ đẻ sử dụng thời gian này để kiểm tra xem có dây rau xung
               quanh cổ của em bé một cách thường quy, có thể nới rộng dây rốn quấn ở cổ hoặc cho
               dây rốn qua vai của thai nhi.
                       Với cơn co tiếp theo, vai của em bé xoay vào đường kính trước/sau của eo dưới
               của tiểu khung. Khi người phụ nữ rặn nhẹ, vai trước thường xổ trước rồi đến vai sau.
               Phần còn lại của cơ thể ra sau. Người phụ nữ có thể ôm con cho con nằm trên bụng mẹ
               và cho da mẹ kề với da con. Điều quan trọng là các em bé được giữ ấm bởi da kề da và
               được lau khô bằng khăn ấm, để duy trì nhiệt độ của bé và kích thích thở. Giai đoạn thứ
               hai có thể kéo dài đến 1 giờ hoặc nhiều hơn ở sản phụ đẻ con so và khoảng 30 phút ở sản
               phụ đẻ con rạ.
               3.2. Xổ thai có sự hỗ trợ từ đầu đến cuối – đỡ đẻ ngôi chỏm, kiểu xổ chẩm mu:
               3.2.1. Đỡ đầu
                       Đỡ chẩm: Nguyên tắc là giúp đầu “cúi hết”.
                       Theo cơ chế đẻ: Đầu từ cúi vừa chuyển sang cúi hết. Cơn co tử cung cộng với sức
               rặn của thành bụng đẩy  đầu xuống lúc này  trở lực về phía trán lớn hơn (sức cản của
               xương cùng cụt và tầng sinh môn), trán bị giữ lại, chẩm tiến, tức là chẩm xổ trước.
                       Động tác đỡ chẩm (hỗ trợ cơ chế đẻ tự nhiên)
               -  Bàn tay thuận giữ tầng sinh môn.
               o  Đặt một miếng gạc vô khuẩn kích thước 20 x 20cm gạc khâu 4 lần, vừa che được tầng
                   sinh môn và hậu môn, vừa thêm được độ dày cho lòng bàn tay ốp sát TSM.
               o  Bàn tay để úp ngang, ngón cái một bên, các ngón còn lại ở một bên





















                                                             32
   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38