Page 32 - Giao trinh- Chăm sóc chuyển dạ
P. 32

Thao tác nhẹ nhàng, chính xác không gây tổn thương cho mẹ và bé
                       Vừa làm vừa động viên, hướng dẫn, hỗ trợ sản phụ
               2. Chuẩn bị cho cuộc đẻ
               2.1. Chuẩn bị cho sản phụ
                     - Chăm sóc bàng quang: Trong thời gian chuyển dạ và trong vòng một hay hai giờ
               trước khi sinh cần được khuyến khích sản phụ để bàng quang rỗng. Bàng quang đầy có
               thể cản trở hiệu quả các cơn co tử cung, cản trở đường xuống của ngôi và do đó làm tăng
               khả năng chảy máu trong và sau đẻ. Mặt khác khi bàng quang đầy nước, cuộc đẻ cũng có
               thể làm tổn thương bàng quang như sang chấn hoặc phù nề.
                     - Chăm sóc trực tràng: Trong giai đoạn đầu cuộc chuyển dạ, thường sản phụ đã
               được thụt tháo phân để giảm sự cản trở đường đi của thai và tránh nhiễm khuẩn vùng
               tầng sinh môn. Các chất dịch cơ thể và phân phải được xử lý để tránh ô nhiễm chéo.
                     - Rửa sạch vùng âm hộ, tầng sinh môn bằng nước chín
                     - Sát khuẩn rộng vùng sinh dục, trải xăng vô khuẩn (chú ý để 1 xăng vô khuẩn trên
               bụng sản phụ để lau khô cho trẻ sơ sinh)
                     - Động viên sản phụ bình tĩnh, phối hợp. Hướng dẫn cách thở, cách rặn…
                     - Cung cấp nước uống cho sản phụ
               2.2. Chuẩn bị môi trường, dụng cụ
               - Môi trường:
                       - Sạch
                       - Ấm về mùa đông, kín gió mùa hè
                       - Kín đáo và riêng tư. Trong điều kiện có thể, người thân của sản phụ nên ở cạnh
                       để hỗ trợ nếu sản phụ mong muốn
               - Dụng cụ: phải bảo đảm đầy đủ, sẵn sàng:
                       - Đỡ đẻ, cắt rốn, đỡ tầng sinh môn
                       - Dụng cụ hút nhớt, hồi sức sơ sinh phải được sẵn sàng và trong trạng thái hoạt
                       động tốt
                       - Các thuốc cần thiết cho cấp cứu
                       - Vật tư tiêu hao: bông, băng, cồn, gạc, kim, chỉ…
                       - Các đồ giữ ấm cho trẻ: khăn lau khô, ủ ấm, mũ…
               2.3. Chuẩn bị về phía hộ sinh
                   -  Bàn tay sạch
                   -  Trang bị quần áo, mũ, khẩu trang, kính bảo hộ đầy đủ.
               3. Đỡ đẻ ngôi chỏm và chăm sóc hộ sinh
                     Khi các cơn co tử cung trở nên ngày càng dồn dập, sản phụ mót rặn, người đỡ đẻ
               giúp sản phụ rặn trong cơn đau và giúp sản phụ tìm thấy những tư thế có thể trợ giúp tốt
               nhất và có hiệu quả nhất. Khuyên sản phụ hít thở giữa 2 cơn co tử cung.
                     Tư thế đẻ rất khác nhau tuỳ theo văn hoá của từng nơi. Đứng về mặt tự nhiên, có 2
               tư thế để có hiệu quả trong việc rặn đẻ: tư thế thẳng đứng hoặc ngồi xổm để sinh con. Tư
               thế thẳng đứng cho phép sản phụ di chuyển và họ thường thích tư thế này. Có một số ưu
               điểm ở tư thế này. Nghiên cứu cho thấy ít xảy ra nhịp tim bất thường ở tư thế thẳng
               đứng, giai đoạn hai ngắn hơn và phụ nữ thường thích tư thế thẳng đứng mà sinh con vì ít
               đau hơn và ít đau lưng. Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam, hầu hết ở các bệnh viện chúng

                                                             31
   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37