Page 99 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 99
Trong đường tiêu hoá, E. coli chiếm khoảng 80% các vi khuẩn hiếu
khí, thường không gây bệnh. E. coli tổng hợp được một số vitamin K, B, C và
tạo nên trạng thái cân bằng vi khuẩn tại đường tiêu hóa. Tuy vậy E. coli cũng
là vi khuẩn gây tiêu chảy, viêm đường tiết niệu, viêm đường mật; thường gây
nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn vết thương...
Cơ chế gây bệnh của E. coli khác nhau tuỳ nhóm:
ETEC: gây bệnh do ngoại độc tố LT, là loại độc tố ruột giống độc tố
ruột của V. cholerae (xem cơ chế gây bệnh của vi khuẩn tả).
EIEC: gây bệnh do khả năng xâm nhập vào niêm mạc đại tràng, cơ chế
gây bệnh giống vi khuẩn lỵ.
EAEC: gây bệnh do bám vào niêm mạc và làm tổn thương chức năng
ruột, cơ chế chưa thật sáng tỏ.
EHEC: cơ chế cũng chưa hoàn toàn rõ, nhưng người ta đã xác định được
một loại độc tố có cấu trúc kháng nguyên và cơ chế tác động giống với ngoại độc
tố của S. shiga. Trong quá trình gây bệnh, EHEC làm tổn thương xuất huyết ở
ruột.
EPEC: cơ chế gây bệnh chưa được biết rõ.
EaggEC: gây độc tế bào và gây tăng tiết chất nhày ở niêm mạc ruột,
gây hoại tử chảy máu ở các nhung mao ruột, gây xuất huyết kéo dài, có thể
dẫn tới suy dinh dưỡng…
- Chẩn đoán vi sinh vật
+ Bệnh phẩm
E. coli là vi khuẩn gây nhiễm khuẩn nhiều cơ quan nên tổn thương cơ
quan nào thì lấy bệnh phẩm ở đó. Bệnh phẩm có thể là máu, phân, nước tiểu....
+ Chẩn đoán trực tiếp
Nhuộm soi trực tiếp đối với một số loại bệnh phẩm như cặn ly tâm
nước tiểu hoặc nước não tuỷ.
Nuôi cấy phân lập là phương pháp chẩn đoán chủ yếu hiện nay.
Các phương pháp khác như PCR, hoặc xác định kháng nguyên của E.
coli trong dịch não tuỷ bằng phản ứng ngưng kết latex...
99