Page 101 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 101
2.2.2. Khả năng gây bệnh
Trong điều kiện tự nhiên, vi khuẩn tả chỉ gây bệnh cho người.
Nguồn lây bệnh là bệnh nhân và người lành mang mầm bệnh. Bệnh
nhân bắt đầu đào thải vi khuẩn theo phân từ thời kỳ ủ bệnh
Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bằng đường ăn uống. Để xuống ruột
non, vi khuẩn phải vượt qua dạ dày. Bình thường độ pH của dạ dày xấp xỉ 3,
đủ gây chết nhanh chóng vi khuẩn tả.
Sau khi vượt qua dạ dày xuống ruột non, vi khuẩn tả bám vào niêm
mạc nhưng không xâm nhập sâu vào mô ruột và hầu như không gây tổn
thương cấu trúc của niêm mạc ruột. Tại ruột non, vi khuẩn phát triển nhanh
chóng nhờ pH thích hợp, tiết ra độc tố ruột LT (thermolabile toxin - trước kia
gọi là choleragen). Độc tố ruột gắn vào niêm mạc ruột non làm cho tế bào
+
-
niêm mạc ruột giảm hấp thụ Na , tăng tiết nước và Cl gây ra ỉa chảy cấp. Nếu
không được điều trị tích cực bệnh nhân sẽ chết vì mất nước và rối loạn điện
giải.
2.2.3. Chẩn đoán vi sinh
- Bệnh phẩm: phân và chất nôn.
Cần phải xét nghiệm trong vòng 2 giờ, nếu muộn hơn thì phải cấy vào
môi trường bảo quản.
- Chẩn đoán trực tiếp
+ Nhuộm soi hoặc soi tươi
Tiến hành soi tươi, quan sát tính di động của vi khuẩn tả. Nhuộm soi
thây vi khuẩn hình cong bắt màu Gram âm.
+ Nuôi cấy, phân lập trên các môi trường phù hợp với vi khuẩn tả như :
pepton kiềm, thạch kiềm,… Sau đó lựa chọn các khuẩn lạc nghi ngờ, xác định
các tính chất sinh vật hóa học và kháng huyết thanh đặc hiệu.
+ Kỹ thuật kháng thể huỳnh quang trực tiếp
Phương pháp này cho kết quả rất nhanh và có tính đặc hiệu cao, thường
được áp dụng trong kiểm dịch ở các cửa khẩu.
+ Kỹ thuật PCR xác định các gen sinh độc tố tả…
101