Page 97 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 97
Vi khuẩn theo thức ăn nước uống vào đường tiêu hoá, cũng có thể lây
2
3
trực tiếp do bàn tay bẩn. Chỉ cần từ 10 đến 10 vi khuẩn đã có thể gây bệnh.
Shigella bám rồi xâm nhập vào niêm mạc đại tràng, chúng nhân lên nhanh
chóng trong lớp niêm mạc và giải phóng ra nội độc tố gây xung huyết, xuất
tiết, tạo thành những ổ loét và mảng hoại tử. Nội độc tố còn tác động lên thần
kinh giao cảm gây co thắt và tăng nhu động ruột. Những tác động đó làm
bệnh nhân đau bụng quặn, buồn đi ngoài và đi ngoài nhiều lần, phân có nhầy
lẫn máu.
S. shiga và S. smitzii còn sinh ngoại độc tố có độc tính với thần kinh
trung ương.
Bệnh lỵ trực khuẩn thường cấp tính. Một tỷ lệ nhỏ có thể trở thành mạn
tính, những bệnh nhân này thỉnh thoảng lại bị ỉa chảy và thường xuyên thải vi
khuẩn ra ngoài theo phân. Ở Việt nam, đa số trường hợp bị lỵ trực khuẩn do
S. dysenteriae và S. flexneri.
- Chẩn đoán vi sinh vật
+ Bệnh phẩm: Dùng tăm bông vô trùng lấy phân chỗ có nhày, máu và
chuyển ngay đến phòng xét nghiệm. Nếu chưa chuyển ngay đi được thì bảo
o
quản ở 4 C hoặc cấy vào các môi trường bảo quản và vận chuyển (Carry-
Blair hoặc đệm glycerol)
Có thể lấy phân từ trực tràng bằng tăm bông hoặc dùng sonde. Bệnh
phẩm phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Lấy phân trong vòng 4 ngày từ lúc phát bệnh
Người bệnh chưa dùng kháng sinh để điều trị lỵ.
+ Chẩn đoán trực tiếp
* Nhuộm soi trực tiếp
Trên tiêu bản nhuộm soi thấy mật độ bạch cầu đa nhân thường rất cao
từ 30 đến 50, có khi trên 50 trong một vi trường (độ phóng đại x 400) và quan
sát thấy trực khuẩn Gram âm.
* Cấy phân
97