Page 102 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 102

- Chẩn đoán gián tiếp

                            Trên thực tế không làm chẩn đoán huyết thanh vì cho kết quả chậm.

                     2.2.4. Nguyên tắc phòng bệnh và điều trị

                     - Nguyên tắc phòng bệnh

                     + Phòng bệnh không đặc hiệu

                            Những biện pháp quan trọng là: vệ sinh ăn uống, sử dụng nước sạch,

                     diệt ruồi; chẩn đoán sớm, cách ly bệnh nhân, xử lý phân và chất nôn của bệnh

                     nhân. Khi có dịch tả, phải thông báo ngay và kịp thời thực hiện các biện pháp

                     bao vây dập dịch.

                     + Phòng bệnh đặc hiệu

                            Hiện nay có 2 loại vacxin sử dụng theo đường uống: vacxin sống giảm


                     độc lực và vacxin chết.
                            Vacxin phòng bệnh tả đang được dùng ở nước ta là vacxin bất hoạt gồm


                     cả O1 và O139, đưa vào cơ thể theo đường uống. Đối tượng sử dụng là những
                     người sống trong vùng có dịch tả lưu hành, ở mọi lứa tuổi.


                     - Nguyên tắc điều trị
                            Bù nước và điện giải có tầm quan trọng hàng đầu để cứu sống bệnh


                     nhân.

                            Vi khuẩn tả còn nhạy cảm với nhiều kháng sinh thông thường. Để điều

                     trị bệnh tả thường dùng tetracyclin, chloramphenicol hoặc bactrim. Tuy nhiên

                     cũng đã có tài liệu công bố phát hiện được vi khuẩn tả kháng thuốc.

                     2.3. Trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa)

                     2.3.1. Đặc điểm sinh học

                            - Hình thể





















                                                                                                         102
   97   98   99   100   101   102   103   104   105   106   107