Page 223 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 223
BÀI 12.
CẢM GIÁC ĐAU VÀ SỰ PHỤC HỒI
Số tiết: 01
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Trình bày được định nghĩa, nguyên nhân và phân loại đau
2. Giải thích được cơ chế dẫn truyền cảm giác đau
3. Giải thích được cơ chế kiểm soát đau
4. Nêu được nguyên tắc xử trí đau
1. Đại cương
1.1. Định nghĩa đau (theo Hiệp hội nghiên cứu đau quốc tế (International
Association for the Study of Pain – IASP):
“Đau là một tình trạng khó chịu về mặt cảm giác lẫn xúc cảm, do tổn
thương mô đang tồn tại có thực hoặc tiềm tàng ở các mô gây nên và phụ thuộc
vào mức độ nặng nhẹ của tổn thương ấy”
Cảm giác đau không có khả năng thích nghi. Điều này có ý nghĩa là
thông báo cho biết cơ thể đang tồn tại mô bị tổn thương. Vì vậy, cảm giác đau
có ý nghĩa bảo vệ cơ thể, khiến người bệnh phải phản ứng loại bỏ các tác
nhân gây đau. Người ta ví cảm giác đau có ý nghĩa như “tiếng khóc của đứa
trẻ khi bị đói sữa” hoặc “tiếng kêu cứu của cơ quan bị tổn thương”.
1.2. Nguyên nhân gây đau:
- Nguyên nhân bên ngoài: yếu tố cơ học, vật lý, hóa học…
- Nguyên nhân bên trong: rối loạn tuần hoàn, u, viêm, sản phẩm chuyển
hóa…
Mọi kích thích tác động trên đường đi của sợi thần kinh dẫn truyền cảm
giác đau đều gây nên cảm giác như từ ngoại vi (đầu dây) tới: cho nên khi
bệnh nhân có chi bị cắt đoạn vẫn có cảm giác đau từ chi đã mất, khi đầu dây
thần kinh cụt bị vết sẹo kích thích.
1.3. Phân loại đau
223