Page 224 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 224
1.3.1. Phân loại đau theo cơ chế gây đau
- Đau cảm thụ: là đau do tổn thương tổ chức (cơ, da, nội tạng…) gây kích
thích vượt ngưỡng đau.
Đau cảm thụ có 2 loại:
+ Đau thân thể là đau do tổn thương mô da, cơ, khớp…
+ Đau nội tạng là đau do tổn thương nội tạng.
- Đau thần kinh: là chứng đau do tổn thương hệ thần kinh.
Đau thần kinh chia 2 loại:
+ Đau thần kinh ngoại vi: do tổn thương các dây hoặc rễ thần kinh: đau
sau herpes, đau dây V, bệnh thần kinh ngoại vi do đái tháo đường, bệnh thần
kinh ngoại vi sau phẫu thuật, bệnh thần kinh ngoại vi sau chấn thương…
+ Đau thần kinh trung ương: do tổn thương ở não hoặc tủy sống: đau sau
đột quỵ não, xơ não tủy rải rác, u não, chèn ép tủy…
- Đau do căn nguyên tâm lý: là những cảm giác bản thể hay nội tạng, ám
ảnh nhiều hơn là đau thực thụ. Cảm giác thường phong phú, luôn thay đổi,
không rõ ràng, triệu chứng không điển hình. Đau loại này thường gặp trong:
bệnh hysteri, rối loạn cảm xúc (trầm cảm), tự kỷ ám tị về bệnh tật, bệnh tâm
thần phân liệt.
1.3.2. Phân loại đau theo thời gian
- Đau cấp tính: là đau mới xuất hiện, có cường độ mạnh mẽ, có thể
được coi là một dấu hiệu báo động hữu ích. Thời gian đau dưới 3 tháng.
- Đau mạn tính: là chứng đau dai dẳng tái đi tái lại nhiều lần.
2. Cơ chế dẫn truyền đau
2.1. Thụ thể nhận cảm đau và các chất dẫn truyền thần kinh
Thụ thể nhận cảm đau: bắt đầu từ các thụ cảm thể phân bố khắp nơi
trong cơ thể, chủ yếu ở da, cơ, khớp, thành các tạng; Bình thường chúng
không hoạt động, chỉ bị kích thích khi mô bị tổn thương. Bao gồm các loại
thụ cảm thể nhận cảm đau cơ học, hóa học, nhiệt và áp lực.
Các chất dẫn truyền thần kinh: Cơ chế nhận cảm đau của các thụ
cảm thể chưa được biết rõ ràng. Có thể các tác nhân gây đau đã kích thích
224