Page 133 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 133
- Có kế hoạch và trọng tâm: Khi có nhiều bệnh ký sinh trùng phải chọn
bệnh nào phổ biến gây tác hại nhiều. Cần có kế hoạch đầy đủ, chọn khâu yếu
nhất của chu kỳ phát triển, kết hợp các biện pháp để có hiệu quả cao nhất.
- Phòng chống trên một qui mô rộng: Vì bệnh ký sinh trùng trải ra trên
phạm vi rộng nếu ta chỉ giải quyết trên một phạm vi hẹp thì bệnh trở lại nhanh
chóng.
- Phòng chống lâu dài: Thời gian phòng chống phải kéo dài hơn thời
gian tồn tại của ký sinh trùng ở các giai đoạn khác của ký sinh trùng, mặt
khác còn do tái nhiễm liên tiếp.
- Truyền thông giáo dục sức khoẻ cho người dân các biện pháp phòng
bệnh.
4.2. Biện pháp phòng bệnh
- Diệt ký sinh trùng ở giai đoạn chu kỳ:
+ Điều trị người mang ký sinh trùng kể cả người bị bệnh và
người lành mang ký sinh trùng.
+ Diệt ký sinh trùng ở vật chủ trung gian.
+ Diệt ký sinh trùng ở ngoại cảnh.
- Cắt đứt các khâu của chu kỳ phát triển.
+ Cắt đứt đường từ người ra ngoại cảnh.
+ Cắt đứt đường xâm nhập vào người.
+ Cắt đứt đường từ ngoại cảnh vào vật chủ trung gian.
+ Cắt đứt đường từ vật chủ trung gian sang vật chủ trung gian.
- Quản lý và xử lý phân, nước, rác.
- Vệ sinh an toàn thực phẩm, cung cấp đủ nước sạch để ăn uống, sinh
hoạt.
- Vệ sinh cá nhân, vệ sinh cộng đồng.
5. Ký sinh trùng gây bệnh đường tiêu hóa
5.1. Đơn bào
5.1.1. Entamoeba histolytica (Amip)
- Hình thể
133