Page 136 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 136
+ Thể hoạt động: hình quả lê dài 10 – 20 x 6 – 15 m, có 2 nhân nằm 2
bên trục sống lưng, có 4 đôi roi xuất phát từ gốc roi.
+ Thể bào nang: hình bầu dục kích thước 9 – 13 x 7 – 10 m, có 2 – 4
nhân nằm 2 bên trục sống lưng. Có thể thấy dấu vết roi trong nguyên sinh
chất.
- Chu kỳ phát triển:
+ Sống chủ yếu trong tá tràng và đôi khi sang ống mật. Sống trên bề
mặt niêm mạc ruột và ít khi chui khỏi lớp niêm mạc này. Giardia lamblia
biến thành thể bào nang khi ở đại tràng. Thể hoạt động bám rất chắc vào niêm
mạc ruột và chỉ bị thải ra ngoài khi người bệnh bị tiêu chảy nặng. Thể hoạt
động di động được nhờ roi.
+ Sinh sản bằng cách phân đôi theo chiều dài.
+ Dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu, khó nuôi cấy.
+ Bào nang có sức đề kháng cao với ngoại cảnh từ 3 – 5 tuần, là thể
phát tán bệnh.
- Tác hại:
+ Lây truyền qua đường tiêu hóa, do ăn phải bào nang có trong thức ăn
và nước uống.
+ Phần lớn người bệnh không có triệu chứng rõ ràng. Nếu có thường là
ăn không tiêu, đau bụng, tiêu chẩy, lúc đầu phân lỏng sau phân mỡ. Chia các
thành thể sau:
Thể trung bình: tiêu chảy kéo dài nhiều ngày, phân lỏng, màu xám, lẫn
mỡ, không máu, 5 – 6 lần /ngày
Thể nặng ở trẻ em: đau bụng quanh rốn, tiêu chảy nặng nhiều lần/ngày,
trẻ quấy khóc, biếng ăn.
Thể rất nặng: thường gặp ở trẻ suy dinh dưỡng, người suy giảm miễn
dịch... có biểu hiện rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy kéo dài, hồi hộp, mất ngủ, mệt
mỏi, suy nhược nặng.
+ Bệnh Giardia lamblia gan mật: biểu hiện của viêm túi mật với những
cơn đau ở vùng hạ sườn phải, uồn nôn, nhức đầu, vàng da.
136