Page 130 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 130
Bài 7
KÝ SINH TRÙNG GÂY BỆNH
(5 tiết)
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Trình bày được những khái niệm cơ bản về ký sinh trùng, vật chủ và phân
loại ký sinh trùng.
2. Trình bày được đặc điểm chung của bệnh ký sinh trùng ở Việt Nam.
3. Trình bày được nguyên tắc chung về phòng bệnh ký sinh trùng.
4. Trình bày được chu kỳ phát triển và tác hại của một số ký sinh trùng gây
bệnh thường gặp.
1. Khái niệm về ký sinh trùng và vật chủ
1.1. Ký sinh trùng
- Khái niệm về ký sinh trùng: Ký sinh trùng là những sinh vật chiếm
sinh chất của các sinh vật khác đang sống để tồn tại và phát triển. Giun đũa
(Ascaris lumbricoides) sống trong ruột người chiếm chất dinh dưỡng để sống
và phát triển.
- Nội ký sinh trùng: là những ký sinh trùng sống sâu bên trong cơ thể
vật chủ. Ví dụ: Giun sán sống trong ruột người.
- Ngoại ký sinh trùng: là những ký sinh trùng sống ở bề mặt vật chủ
hoặc ở trong da, niêm mạc và các hốc tự nhiên của cơ thể của vật chủ như
mũi, họng, âm đạo.... Ví dụ: Chấy, cái ghẻ...
- Ký sinh trùng tạm thời: là loại ký sinh trùng khi cần thức ăn/ sinh chất
thì bám vào vật chủ để chiếm sinh chất. Ví dụ: Muỗi đốt người khi muỗi đói.
- Ký sinh trùng vĩnh viễn: là những ký sinh trùng suốt đời sống trên/
sống trong vật chủ. Ví dụ: Giun đũa sống trong ruột người.
1.2. Vật chủ
- Khái niệm về vật chủ: vật chủ là những sinh vật bị ký sinh trùng ký
sinh và chiếm chất dinh dưỡng để tồn tại và phát triển. Ví dụ: Amip
(Entamoeba histolytica) ký sinh ở người để có thức ăn, người là vật chủ của
amip.
130