Page 132 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 132
- Lớp không có bộ phận vận động như trùng bào tử còn gọi là Bào tử
trùng (Sporozoa): Coccididae, Plasmodium, Isospora...
2.1.2. Đa bào
- Nhóm giun (giun tròn): cơ thể hình ống
+ Giun đũa
+ Giun tóc
+ Giun móc/mỏ,...
- Nhóm sán: cơ thể dẹt
+ Sán lá
+ Sán dây
- Nhóm động vật chân đốt
+ Lớp côn trùng (Insecta).
+ Lớp nhện (Archnida).
+ Lớp giáp xác (Cyclop).
2.2. Ký sinh trùng thuộc giới thực vật
- Nấm men
- Nấm sợi
3. Đặc điểm chung về bệnh ký sinh trùng ở Việt Nam
- Bệnh ký sinh trùng thường diễn biến thầm lặng, tuy nhiên cũng có giai
đoạn biểu hiện cấp tính.
- Bệnh ký sinh trùng thường kéo dài do tái nhiễm nhiều lần.
- Bệnh ký sinh trùng hầu hết mang tính chất thời hạn nhất định phụ
thuộc vào tuổi thọ của ký sinh trùng và sự tái nhiễm.
- Bệnh có tính chất xã hội do ký sinh trùng phổ biến trong cộng đồng
và bệnh liên quan chặt chẽ với đời sống kinh tế- xã hội, tập quán ăn uống và
canh tác của cả cộng đồng xã hội.
4. Nguyên tắc chung về phòng bệnh ký sinh trùng
4.1. Nguyên tắc
132