Page 138 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 138
nhạt. Giun đũa đực nếu cùng tuổi phát triển với giun cái có kích thước nhỏ
hơn giun đũa cái. Giun đũa đực trưởng thành dài 15-17 cm, đường kính thân
2-4 mm. Giun cái trưởng thành dài 20-25 cm, đường kính thân 2-6 mm.
- Chu kỳ phát triển:
+ Giun đũa ký sinh ở ruột non của người và ăn các sinh chất đã được
tiêu hoá ở ruột.
+ Giun đũa trưởng thành sống ở ruột non, thường là đoạn đầu và giữa
của ruột non. Giun đực và giun cái trưởng thành giao hợp với nhau và giun
cái đẻ trứng. Trứng theo phân ra ngoài ngoại cảnh. Khi gặp điều kiện thích
hợp (nhiệt độ, độ ẩm và oxy), thì sẽ phát triển thành trứng có ấu trùng. Nếu
người ăn phải trứng có ấu trùng thì trứng có ấu trùng sẽ qua đường tiêu hoá
vào cơ thể nguời. Tại đường tiêu hoá trứng có ấu trùng bị sự co bóp của dạ
dầy và dịch của đường tiêu hoá làm ấu trùng thoát vỏ. Ấu trùng sẽ vào các
mao mạch ở ruột rồi vào tĩnh mạch mạc treo và tới gan. Từ gan qua tĩnh mạch
chủ vào tim phải và qua động mạch phổi lên phổi.
+ Ấu trùng ở giai đoạn phổi là thời gian ấu trùng xuất tiết và là kháng
nguyên gây ra các triệu chứng bệnh lý cho người. Ngược lại, giai đoạn này
cũng là thời gian gây cho cơ thể xuất hiện kháng thể chống giun đũa. Trong
thời gian ở phổi, ấu trùng thoát vỏ hai lần và phát triển nhanh tại các phế
nang. Ấu trùng có kích thước dài từ 1-2 mm, theo các phế quản, khí quản lên
hầu họng, rồi theo thực quản xuống ruột non để phát triển thành giun đũa
trưởng thành, sau khi thay vỏ bốn lần (thời gian 25-30 ngày).
+ Thời gian hoàn thành chu kỳ giun đũa là kể từ khi ăn phải trứng giun
đũa có ấu trùng tới khi phát triển thành giun đũa trưởng thành mất khoảng 60-
75 ngày.
+ Đời sống của giun đũa ngắn, thường kéo dài từ 13 đến 15 tháng.
138