Page 128 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 128
nhiễm. Ngoài ra, viêm gan B còn được biết là căn nguyên chủ yếu dẫn tới suy
gan và ung thư gan.
HBV chỉ gây bệnh cho người, thời gian ủ bệnh thường 40 – 90 ngày
hoặc dài hơn. Thời kỳ khởi phát và toàn phát thường biểu hiện rầm rộ, cấp
tính với các triệu chứng: sốt cao, vàng da vàng mắt, mệt mỏi, chán ăn và mất
ngủ. Thường bệnh nhân bình phục sau 4 tuần với triệu chứng đi tiểu nhiều,
nước tiểu trong dần và bệnh nhân trở lại ăn khoẻ bình thường. Tuy nhiên có
khoảng 5 – 10% viêm gan B có thể trở thành mạn tính và các biến chứng xơ
gan hay ung thư gan.
HBV có 3 loại kháng nguyên chính:
- HBsAg là kháng nguyên bám lên bề mặt tế bào. Có mặt rất sớm và
mất sau 4 – 8 tuần nhiễm HBV. Nếu HbsAg xuất hiện trên 6 tháng thì có thể
gặp ở người mang virus hoặc bệnh nhân viêm gan kéo dài.
- HBcAg là kháng nguyên lõi nằm ở trung tâm của hạt virus. Muốn
phát hiện được kháng nguyên này phải phá vỡ hạt virus.
- HBeAg là kháng nguyên có nguồn gốc từ nucleocapsid, thường thay
đổi ở các thứ typ và gồm có 2 typ phụ: HBeAg/1, HBeAg/2. Kháng nguyên
này có mặt trong máu khi mà HBV có sự nhân lên. Người có HBeAg(+),
HBsAg(+) thì có khả năng lây nhiễm rất cao (nếu là nữ thì 100% lây từ mẹ
sang con).
Khi cơ thể nhiễm HBV thì sẽ sinh các kháng thể tương ứng:
- Kháng thể kháng HBsAg (HBsAb): Xuất hiện rất muộn sau khi nhiễm
HBV. Do HBsAb có tác dụng chống HBV nên khi xuất hiện HBsAb thì bệnh
cảnh của bệnh nhân được cải thiện.
- Kháng thể kháng HBcAg (HBcAb): Không có tác dụng chống HBV.
Có sớm ở giai đoạn ủ bệnh, nhưng nếu kéo dài thì bệnh nhân sẽ trở thành
viêm gan mạn. Trong đó: HbcAb – IgM chỉ có ở giai đoạn cấp, HBcAb – IgG
có cả ở giai đoạn muộn và tồn tại lâu.
128