Page 137 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 137

5.2. Nấm Candida

                            - Hình thể: Vi nấm Candida là nấm men, hình tròn hoặc hình bầu dục,

                     kích thước 2 – 5 µm, sinh sản bằng cách nẩy chồi hay nẩy mầm. Các loài

                     Candida  thường  gặp  sống  hoại  sinh  ở  các  hốc  tự  nhiên  của  cơ  thể  người

                     (miệng, khoang mũi họng, ống tai, âm đạo…) có thể không gây tác hại cho cơ

                     thể vật chủ và ở trạng thái cộng sinh.

                            - Tác hại: Candida có thể xâm nhập và gây bệnh ở mọi cơ quan, tổ

                     chức của cơ thể. Candida có thể gây bệnh ở niêm mạc các hốc tự nhiên, da và

                     phụ cận (gây bệnh ở ngoại biên): trên người có hệ miễn dịch bình thường vi

                     nấm có thể gây bệnh: tưa miệng, viêm âm hộ -  âm đạo, tiêu chảy... hoặc gây

                     bệnh ở da, móng. Candida có thể gây bệnh ở phủ tạng, máu: Ở bệnh nhân có


                     suy giảm miễn dịch, điều trị ung thư, sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch...
                     đặc  biệt  trên  các bệnh nhân  HIV/AIDS,  ngoài khả  năng  gây  bệnh  ở  da và


                     niêm mạc với mức độ nặng, vi nấm có khả năng xâm nhập sâu vào các nội
                     tạng gây nhiễm khuẩn huyết, viêm nội tâm mạc, viêm màng não... đây là một


                     nhiễm trùng vi nấm cơ hội rất thường gặp trên bệnh nhân HIV/AIDS và bệnh
                     nhân suy giảm miễn dịch do các nguyên nhân khác.


                            Một số bệnh lý ở đường tiêu hóa do vi nấm Candida:

                            + Viêm thực quản do vi nấm Candida thường kèm nhiễm Candida từ

                     miệng, họng. Bệnh nhân có cảm giác đau, bỏng cháy sau xương ức, nuốt đau,

                     buồn nôn hoặc nôn. Nội soi thực quản thấy hình ảnh niêm  mạc thực quản

                     viêm đỏ, có các mảng trắng.

                               + Viêm dạ dày ruột do nấm Candida: Có thể có nhiều ổ loét ở dạ

                     dày, tá tràng, ruột. Trường hợp bệnh nặng có thể dẫn tới thủng ruột gây viêm

                     phúc mạc. Từ đường tiêu hóa vi nấm có thể lan theo đường máu tới các cơ

                     quan nội tạng khác.

                     5.3. Giun, sán

                     5.3.1. Giun đũa (Ascaris lumbricoides)

                           -  Hình  thể:  A.  lumbricoides  là  loại  giun  có  kích  thước  lớn  ký  sinh  ở

                     người. Thân giun đũa hình ống dài, hai đầu thon, màu trắng sữa hoặc hồng



                                                                                                         137
   132   133   134   135   136   137   138   139   140   141   142