Page 131 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 131
- Vật chủ chính: là những vật chủ mang ký sinh trùng ở thể trưởng
thành hoặc ở thể có khả năng sinh sản hữu tính. Ví dụ: Sán lá gan trưởng
thành ký sinh ở người. Vậy người là vật chủ chính của sán lá gan.
- Vật chủ phụ: là những sinh vật chứa ký sinh trùng ở giai đoạn ấu trùng
hoặc giai đoạn chưa định giống. Ví dụ: Cá, ốc là vật chủ trung gian của sán lá
gan.
- Trung gian truyền bệnh: vật chủ chứa ký sinh trùng một thời gian để
phát triển đến mức nào đó thì mới có khả năng phát triển gây bệnh cho người.
Ví dụ: Muỗi là vật chủ trung gian trong chu kỳ của ký sinh trùng sốt rét
1.3. Chu kỳ phát triển
- Khái niệm về chu kỳ phát triển: Chu kỳ là toàn bộ quá trình phát triển
của ký sinh trùng từ giai đoạn non như trứng hoặc ấu trùng cho đến lúc trưởng
thành hoặc có khả năng sinh sản hữu tính.
- Chu kỳ đơn giản: Là loại chu kỳ mà ký sinh trùng chỉ ký sinh trên 1 cơ
thể vật chủ vẫn hoàn thành chu kỳ. Ví dụ: Chu kỳ phát triển của giun đũa
người (Ascaris lumbricoides) chỉ có một vật chủ là người.
- Chu kỳ phức tạp: là chu kỳ mà toàn bộ quá trình phát triển phải thực
hiện trên 2 vật chủ hoặc nhiều vật chủ, thì mới có khả năng hoàn thành chu
kỳ. Ví dụ: Chu kỳ phát triển của ký sinh trùng sốt rét cần 2 loại vật chủ là
người và muỗi có khả năng truyền bệnh sốt rét.
2. Phân loại ký sinh trùng
2.1. Ký sinh trùng thuộc giới động vật
2.1.1. Đơn bào
- Lớp chuyển động bằng chân giả (Rhizopoda): các loại amip đường
ruột và ngoài ruột.
- Lớp chuyển động bằng roi (Flagellata): các loại trùng roi đường tiêu
hoá, sinh dục tiết niệu, máu và nội tạng.
- Lớp chuyển động bằng lông (Ciliata): trùng lông Balantidium coli gây
tiêu chảy.
131