Page 23 - Chính trị
P. 23

- Giá trị của hàng hoá sức lao động biểu hiện bằng tiền công, tiền lương
                   của người công nhân làm thuê do người chủ tư bản trả.

                         - Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động biểu hiện người công nhân
                   chỉ cần dùng một phần ngày lao động để sản xuất ra một khối lượng hàng hoá
                   ngang bằng với chi phí nuôi bản thân và nuôi gia đình mình (tiền công), phần
                   còn lại thì làm không công, tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản, đó là nguồn
                   gốc lợi nhuận, nguồn gốc giàu có của chủ tư bản. Đó cũng là nội dung căn bản
                   nhất của học thuyết giá trị thặng dư .

                          Quá trình sản xuất Tư bản chủ nghĩa

                         + Khai niệm quá trình sản xuất TBCN
                         Quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất giữa quá lao động
                   tạo ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất giá trị thặng dư. Nhà tư bản dùng
                   tiền mua tư liệu sản xuất, sức lao động và tiến hành sản xuất. Mục đích của các
                   nhà tư bản,  là sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa.

                         + Hai phương pháp sản suất Tư bản chủ nghĩa

                         - Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối, do kéo dài thời gian lao động vượt
                   quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động
                   và thời gian lao động tất yếu không thay đổi. Ví dụ các nhà tư bản thường sử
                   dụng các biện pháp như kéo dài ngày lao động, tăng cường độ lao động, giảm
                   tiền công…

                         - Sản xuất giá trị thặng dư tương đối, do rút ngắn thời gian lao động tất
                   yếu bằng cách nâng cao năng suất lao động xã hội, nhờ đó tăng thời gian lao
                   động thặng dư lên ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động vẫn như cũ. Biện
                   pháp mà các nhà tư bản thường dùng là áp dụng các thành tựu khoa học công
                   nghệ, cải tiến kỹ thuật nâng cao năng suất lao động xã hội để thu nhiều giá trị
                   thặng dư.
                         + Sản xuất ra giá trị thặng dư là quy luật tuyệt đối, là cơ sở tồn tại và phát
                   triển của chủ nghĩa tư bản. Nội dung của nó là sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa
                   bằng cách tăng cường bóc lột công nhân làm thuê.

                         b.  Ý nghĩa của học thuyết

                         Học thuyết giá trị thặng dư đã bóc trần bản chất của nền sản xuất tư bản chủ
                   nghĩa; chứng minh khoa học về cách thức bóc lột của giai cấp tư sản và luận
                   chứng những mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản. Cuộc đấu tranh của giai
                   cấp công nhân và nhân dân lao động nhằm xoá bỏ mọi chế độ áp bức bóc lột tư
                   bản chủ nghĩa là tất yếu.

                         Học thuyết giá trị thặng dư còn trang bị cho giai cấp công nhân và nhân dân
                   lao động công cụ nhận thức các quy luật kinh tế, thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, phát
                   triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động, tạo ra nhiều hàng hoá…
                   phục vụ cho sự nghiệp xây dựng xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa.

                         Học thuyết giá trị thặng dư là biểu hiện mẫu mực nghiên cứu và vận dụng
                   quan điểm duy vật lịch sử vào sự phân tích các quá trình kinh tế trong xã hội tư
                                                               22
   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28