Page 118 - Chính trị
P. 118

Tăng cường tổ chức, lãnh đạo, chỉ đạo và huy động lực lượng, đấu tranh
                   chống tham nhũng, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của các cấp
                   bộ Đảng. Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các cơ quan thông tin đại
                   chúng và toàn xã hội. Tất cả mọi lực lượng đó có trách nhiệm giám sát, kiểm tra
                   cán bộ, công chức, phát hiện, tố cáo, lên án những kẻ tham nhũng.

                         Cải cách cơ bản chế độ tiền lương, nâng cao đời sống người hưởng lương,
                   chống đặc quyền, đặc lợi. Thường xuyên giáo dục cán bộ, đảng viên công chức
                   về chính trị, tư tưởng đạo đức cách mạng. Cụ thể hóa và thực hiện nghiêm những
                   điều cấm đối với cán bộ, đảng viên. Cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành, các cơ
                   quan, đơn vị, doanh nghiệp Nhà nước kê khai tài sản cá nhân và gia đình mình
                   (nhà đất, cơ sở sản xuất, cổ phiếu,...)

                         Kịp thời kiểm tra và kết luận, có biện pháp xử lý những cán bộ, công chức
                   có tài sản bất minh. Xử lý nghiêm minh theo pháp luật, theo điều lệ Đảng những
                   cán bộ, đảng viên, công chức ở bất cứ cấp nào, lĩnh vực nào lợi dụng chức quyền
                   để tham nhũng. Xem xét trách nhiệm hình sự hoặc có hình thức kỷ luật thích
                   đáng đối với những người đứng đầu cơ quan, đơn vị ở những nơi xảy ra những
                   vụ tham nhũng lớn, gây hậu quả nghiêm trọng. Có những biện pháp cụ thể bảo
                   vệ và khen thưởng những người kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng.

                         Mỗi cấp bộ Đảng, chính quyền và mỗi cán bộ, công chức cần nhận thức sâu
                   sắc và toàn diện những nội dung đã nêu trên, liên hệ thực trạng địa phương, ở
                   các cấp, ngành mình, đề ra những chủ trương, giải pháp phù hợp đẩy mạnh cải
                   cách, hoàn thiện tổ chức và hoạt động Nhà nước, phát huy tính dân chủ, tăng
                   cường pháp chế góp phần làm trong sạch đội ngũ, đẩy nhanh sự phát triển kinh
                   tế - xã hội.


                                                        CÂU HỎI ÔN TẬP

                         1. Phân tích và làm rõ bản chất, đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền
                   xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

                         2. Phương hướng, nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền
                   xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Liên hệ những giải pháp cần thiết để xây dựng chính
                   quyền địa phương nơi bản thân học tập và công tác.

                         3. Phân tích nguyên nhân của tham nhũng và những giải pháp đẩy mạnh
                   đấu tranh phòng chống tham nhũng nói chung và ở địa phương nơi bản thân học
                   tập và công tác.
















                                                               10
   113   114   115   116   117   118   119   120   121   122   123