Page 120 - Chính trị
P. 120

Hai là, về mục đích của đoàn kết dân tộc là nhằm giải phóng lao động,
                     tiêu diệt chế độ nô lệ, làm thuê thiết lập một chế độ xã hội bình đẳng không
                     phân biệt nam, nữ và dân tộc.

                           Ba là, lực lượng đoàn kết dân tộc theo quan điểm của chủ nghĩa Mác -
                     Lênin, là mọi thành viên trong xã hội không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giai
                     cấp, tầng lớp xã hội, nam, nữ…

                           Bốn là, nguyên tắc của đoàn kết dân tộc là khối đoàn kết dựa trên liên
                     minh công - nông vững chắc và do giai cấp công nhân lãnh đạo.

                             b. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc - cơ sở lý luận quan
                     trọng của đường lối, chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và
                     bảo vệ Tổ quốc
                           Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc có sự bao quát rộng lớn
                     và sâu sắc, phong phú trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, là vấn đề có
                     ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng.

                           + Người cho rằng đoàn kết là điểm “mẹ”, điểm này mà thực hiện tốt
                     thì đẻ ra con cháu đều tốt. Từ đó, Người kêu gọi: “công, nông, trí cần phải
                                                             1
                     đoàn kết chặt chẽ thành một khối” . Hồ Chí Minh cũng rất coi trọng việc
                     đoàn kết, tập hợp các lực lượng của dân tộc như tiểu tư sản, trí thức, nhà
                     buôn, điền chủ nhỏ… Đây chính là tư tưởng mở đường cho việc tổ chức mặt
                     trận rộng lớn của dân tộc lấy công nông làm nòng cốt có đảng tiền phong
                     lãnh đạo.

                           + Đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, có ý nghĩa quyết định thắng
                     lợi của cách mạng Việt Nam.

                           Tư tưởng đoàn kết dân tộc của Người chính là sự phát triển sáng tạo,
                     độc đáo truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam, lý luận Mác - Lênin và
                     tinh hoa văn hóa nhân loại, nó như một lẽ tự nhiênvà tất yếu vừa là cơ sở lý
                     luận, vừa là nội dung của đường lối chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc của
                     Đảng Cộng sản Việt Nam, được thể hiện bằng các chủ trương, chính sách
                     dân tộc của Đảng và Nhà nước, là phương châm hành động cách mạng của
                     toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong xây dựng và phát huy đoàn kết dân
                     tộc qua các giai đoạn cách mạng.

                           2. Cơ sở thực tiễn của đường lối, chính sách đại đoàn kết toàn dân
                     tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
                             + Trong các giai đoạn cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi
                     trọng và chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đoàn kết toàn dân
                     tộc trở thành đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam và thật sự là
                     động lực chủ yếu và nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với mọi thắng lợi của
                     dân tộc và cách mạng.





                     1  C. Mác và Ph. Ănghghen toàn tập, NXB CTQG Hà Nội, 1995, tập 8 tr 214
                                                               2
   115   116   117   118   119   120   121   122   123   124   125