Page 123 - Chính trị
P. 123
Nam, bao gồm đồng bào các dân tộc, tôn giáo, các giai cấp, tầng lớp xã hội,
các thành phần kinh tế, các lứa tuổi ở mọi vùng miền của đất nước và đồng
bào ta cư trú ở nước ngoài
- Về nguyên tắc đoàn kết dân tộc: Đảng chỉ rõ: Đoàn kết dân tộc trên
nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí
thức tập hợp trong Mặt trận dân tộc thống nhất do Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo, Đảng là hạt nhân lãnh đạo của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Về ứng xử trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc: Để xây
dựng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc cần phải thường xuyên
có thái độ ứng xử đúng đắn. Đảng chỉ rõ: “xóa bỏ mặc cảm, định kiến về quá
khứ, thành phần giai cấp, chấp nhận những điểm khác nhau không trái với
lợi ích chung của dân tộc, đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống nhân nghĩa,
khoan dung… để tập hợp, đoàn kết mọi người vào mặt trận chung, tăng
2
cường đồng thuận xã hội” .
- Về chủ thể xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc: Đảng Cộng sản Việt
Nam chỉ rõ: xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc là “sự
nghiệp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị mà hạt nhân lãnh đạo là
3
các tổ chức đảng”
2. Phương hướng và giải pháp phát huy sức mạnh đại đoàn kết
dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
a. Những phương hướng cơ bản
Một là, quán triệt sâu sắc thực hiện đồng bộ các quan điểm, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm phát triển kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội,cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng
bào các dân tộc, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Đây là cơ sở vững chắc đảm bảo cho xã hội phát triển và ổn định tạo cơ
sở để thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, tạo nền tảng vật chất và tinh
thần để xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Hai là, thực hiện và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa trong mọi lĩnh
vực đời sống xã hội, quan hệ xã hội.
Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu,
vừa là động lực phát triển đất nước, đồng thời dân chủ còn là phương thức
tiến bộ nhất để nhân dân tham gia quản lý xã hội, quản lý Nhà nước.
Ba là, tổ chức và động viên các tầng lớp nhân dân các dân tộc tham gia
các phong trào thi đua yêu nước để tập hợp, động viên nhân dân, tích cực
xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động xã hội do Đảng,
Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã hội phát động là hình thức
2 Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, tr240
3 Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, tr14
5