Page 114 - Chính trị
P. 114
Sáu là Thực hiện các giải pháp nhằm chấn chỉnh bộ máy và quy chế hoạt
động của cơ quan, cán bộ công chức.
Cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức đào tạo bồi dưỡng theo yêu cầu nâng
cao chất lượng cả về năng lực và phẩm chất đạo đức. Thực hiện chế độ trách
nhiệm trong đề cử, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo theo hướng cấp trưởng giới thiệu
cấp phó, cấp sử dụng trực tiếp giới thiệu để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết
định. Có cơ chế kịp thời đưa ra khỏi bộ máy Nhà nước những công chức không
xứng đáng, kém phẩm chất và năng lực.
2. Nhiệm vụ và giải pháp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Một là, Cải cách thể chế và phương thức hoạt động của Nhà nước
Tiếp tục hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Nhà nước
theo quy định của Hiến pháp năm 2013, đáp ứng các đòi hỏi của Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Đẩy mạnh việc hoàn thiện pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật
nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Bảo đảm pháp luật vừa là công cụ để Nhà nước quản lý xã hội, vừa là công cụ
để nhân dân làm chủ, kiểm tra, giám sát quyền lực Nhà nước. Quản lý đất nước
theo pháp luật, đồng thời coi trọng xây dựng nền tảng đạo đức xã hội.
Xác định rõ cơ chế phân công, phối hợp thực thi quyền lực Nhà nước, nhất
là cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện
các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trên cơ sở quyền lực nhà nước là thống
nhất; xác định rõ hơn quyền hạn và trách nhiệm của mỗi quyền.
Kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động
của Quốc hội theo hướng tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp.
Xây dựng chương trình làm luật, đổi mới quy trình ban hành và hướng dẫn thực
thi pháp luật. Làm tốt chức năng quyết định những vấn đề quan trọng của đất
nước, quyết định và phân bố ngân sách Nhà nước.
Làm tốt chức năng giám sát tối cao của Quốc hội đối với toàn bộ hoạt động
của Nhà nước, trước mắt tập trung vào những vấn đề bức xúc như: sử dụng vốn
và tài sản của Nhà nước; chống tham nhũng, quan liêu; vấn đề bắt giam, điều tra
truy tố, xét xử,... Việc giám sát của Quốc hội đối với hoạt động của Chính phủ
của các cơ quan tư pháp được thực hiện dưới nhiều hình thức, trong đó có hình
thức báo cáo công tác và trả lời chất vấn của các thành viên Chính phủ, của Viện
trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
tại các kỳ họp Quốc hội.
Hai là, Xây dựng một nền hành chính Nhà nước dân chủ, vững mạnh, từng
bước hiện đại
Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam. Trước hết, tập trung điều chỉnh chức năng và phương
6