Page 119 - Chính trị
P. 119

BÀI 8

                                  PHÁT HUY SỨC MẠNH CỦA KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT
                              TOÀN DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG, BẢO VỆ TỔ QUỐC
                     I. Tầm quan trọng của đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

                           Đoàn kết dân tộc là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam được
                     hình thành và phát triển trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước.
                     Đoàn kết dân tộc bắt nguồn từ điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên và lịch sử của
                     dân tộc Việt Nam, đồng thời, là thành quả của sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ
                     quốc, phát triển quốc gia dân tộc, sự nuôi dưỡng, giáo dục, kế thừa và phát
                     huy của các thế hệ người Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Trong thời đại
                     hiện nay, đại đoàn kết toàn dân tộc luôn là vấn đề chiến lược, là tư tưởng
                     nhất quán và là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tiến trình lãnh đạo cách mạng của Đảng
                     Cộng sản Việt Nam.

                            1. Cơ sở lý luận của đường lối, chính sách đại đoàn kết toàn dân
                     tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

                           Đường lối chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam
                     hiện nay được hình thành trên cơ sở lý luận đó là quan điểm của chủ nghĩa
                     Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và đại đoàn kết dân tộc.

                           a. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về đoàn kết dân tộc trong cách
                     mạng xã hội chủ nghĩa
                           Chủ nghĩa Mác - Lênincho rằng:

                           + Thực hiện đoàn kết dân tộc là một nội dung, một nhiệm vụ chiến lược
                     của cách mạng xã hội chủ nghĩa và là một điều kiện tất yếu để thực hiện sứ
                     mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

                           Mặt khác, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác  - Lênin cũng quan
                     niệm:  “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”,“quần chúng nhân dân là
                     người  sáng  tạo  ra  lịch  sử”,  “sức  mạnh  của  nhân  dân  là  sức  mạnh  vô
                     địch”…Do đó,  trong toàn bộ tiến trình cách mạng và để giành thắng lợi trong
                     cuộc cách mạng vô sản, giai cấp công nhân cần phải xác lập được vai trò
                     lãnh đạo của mình, cần phải biết cách lôi cuốn, tập hợp, động viên và tổ chức
                     các tầng lớp nhân dân, các dân tộc trong nước và trên thế giới tích cực tham
                     gia cách mạng. Như vậy, đoàn kết dân tộc, đoàn kết giai cấp, đoàn kết quốc
                     tế trở thành một nhiệm vụ chiến lược xuyên suốt cuộc cách mạng xã hội chủ
                     nghĩa, là một tất yếu khách quan cũng đồng thời là một nhu cầu nội tại chủ
                     quan của giai cấp công nhân trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của
                     mình.

                           + Cơ sở, mục tiêu, những lực lượng và nguyên tắc đoàn kết dân tộc.

                           Một là, Cơ sở xây dựng đoàn kết dân tộc đó là sự thống nhất về lợi ích
                     căn bản giữa các dân tộc, giai cấp, tầng lớp trong xã hội và giải quyết hài hòa
                     các lợi ích đó trong đời sống hiện thực trên lập trường giai cấp công nhân


                                                               1
   114   115   116   117   118   119   120   121   122   123   124