Page 121 - Chính trị
P. 121
+ Hiện nay, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang ráo riết
đẩy mạnh thực hiện “diễn biến hòa bình”, hòng chống phá cách mạng nước
ta.
Chúng triệt để lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền;
các khó khăn về kinh tế - xã hội; những thiếu sót, yếu kém trong quản lý xã
hội để lôi kéo, kích động quần chúng, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc
hòng làm suy yếu, tiến tới lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.Sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đang đứng trước
những thách thức to lớn. Trong bối cảnh đó, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân
ta phải phát huy mọi nguồn lực, trước hết là nguồn nội lực của cộng đồng
dân tộc Việt Nam, bao gồm tất cả mọi thành viên, ở trong nước và kiều bào
ở nước ngoài, trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc xây dựng thành công và
bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
II. Quan điểm và phương hướng của Đảng về phát huy sức mạnh
đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
1. Quan điểm của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn luôn xác
định phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là nguồn lực chủ yếu để
đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đại hội VI của
Đảng xác định: “Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư
tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân
lao động”.
Đại hội VIII khẳng định: “Chính những ý kiến, nguyện vọng và sáng
kiến của nhân dân là nguồn gốc hình thành đường lối đổi mới của Đảng.
Cũng do nhân dân hưởng ứng đường lối đổi mới, dũng cảm phấn đấu, vượt
qua biết bao khó khăn, thử thách mà công cuộc đổi mới đạt được những thành
tựu hôm nay”.
Đại hội IX của Đảng một lần nữa nhấn mạnh: “Động lực chủ yếu để
phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công
nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hoà các lợi ích
cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các
thành phần kinh tế, của toàn xã hội”.
Đại hội X tiếp tục phát huy tư tưởng của những kỳ đại hội trước: "Đại
đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp
nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng, là đường lối chiến
lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là
nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc".Và nhấn mạnh: "Đại đoàn kết là sự nghiệp của toàn
dân tộc, của cả hệ thống chính trị mà hạt nhân lãnh đạo là các tổ chức đảng,
được thực hiện bằng nhiều biện pháp, hình thức, trong đó các chủ trương của
đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng hàng đầu".
3