Page 122 - Chính trị
P. 122

Đại hội XI khẳng định “Đại đoàn kết toàn dân tộc phải dựa trên cơ sở
                     giải quyết hài hoà quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội. Đoàn kết
                     trong Đảng là hạt nhân, là cơ sở vững chắc để xây dựng khối đại đoàn kết
                     toàn dân tộc.Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
                     nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã khẳng định: “Mặt trận Tổ
                     quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự
                     nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đại diện cho
                     quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân…”.

                           Văn kiện Đại hội XII lần đầu tiên tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc được
                     đưa vào làm thành tố của chủ đề Đại hội : “Tăng cường xây dựng Đảng trong
                     sạch,  vững  mạnh;  phát  huy  sức  mạnh  toàn  dân  tộc,  dân  chủ  xã  hội  chủ
                     nghĩa…” và nhấn mạnh thêm “Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến
                     lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây
                     dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền
                     tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức
                     do Đảng lãnh đạo. Phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng
                     tạo của nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; lấy mục tiêu xây dựng một
                     nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, “dân giàu,
                     nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” làm điểm tương đồng; tôn trọng
                     những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia - dân tộc; đề
                     cao tinh thần dân tộc, truyền thống nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn
                     kết mọi người Việt Nam ở trong nước và ngoài nước, tăng cường quan hệ
                     mật thiết của nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo sinh lực mới của khối đại
                     đoàn kết toàn dân tộc”.

                           Qua các kỳ đại hội đã thấy rõ quá trình phát triển tư duy của Đảng về
                     đại đoàn kết toàn dân tộc để phù hợp với nhiệm vụ cách mạng trong từng
                     thời kỳ. Và cũng qua đó có thể rút ra một sốquan điểm của Đảng về đại đoàn
                     kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốcđược thể hiện qua các nội
                     dung sau:

                           - Về vị trí của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ
                     Tổ quốc: Đảng chỉ rõ: vấn đề dân tộc và khối đại đoàn kết toàn dân tộc vừa
                     là chiến lược cơ bản lâu dài, vừa là vấn đề cấp bách của cách mạng Việt Nam
                           - Về vai trò của đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và
                     bảo vệ Tổ quốc: Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: Đại đoàn kết toàn

                     dân tộc là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết
                     định bảo đảm cho thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
                     Nam xã hội chủ nghĩa.
                           - Về cơ sở xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, thực hiện trên cơ sở lợi
                     ích và đảm bảo hài hòa các lợi ích chính đáng, hợp pháp của các giai cấp,
                     tầng lớp xã hội, các dân tộc.

                           - Về lực lượng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc: Sức mạnh của khối
                     đại đoàn kết toàn dân tộc là sức mạnh của cả cộng đồng các dân tộc Việt


                                                               4
   117   118   119   120   121   122   123   124   125   126   127