Page 113 - Chính trị
P. 113
II. Phương hướng, nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Phương hướng xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam
Một là, Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị.
Trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước, phải thực hiện dân chủ, tuân thủ
các nguyên tắc pháp quyền và phải tạo ra sự chuyển biến tích cực, đạt kết quả
cao hơn. Xây dựng Nhà nước pháp quyền phải tiến hành đồng bộ cả lập pháp,
hành pháp, tư pháp và được tiến hành đồng bộ với đổi mới hệ thống chính trị
theo hướng tính gọn, hiệu lực; gắn với đổi mới kinh tế, văn hóa, xã hội. Tiếp tục
hoàn thiện cơ chế bảo vệ hiến pháp và pháp luật. (Đảng CSVN, Văn kiện đại hội
Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội - 2016).
Hai là, Đổi mới tổ chức hoạt động của Quốc hội.
Hoàn thiện cơ chế bầu cử nhằm nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội;
tăng hợp lý số lượng đại biểu chuyên trách, phát huy tốt hơn vai trò của đại biểu
và đoàn đại biểu Quốc hội. Tổ chức lại một số Ủy ban của Quốc hội; Nâng cao
chất lượng hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban Quốc hội. Đổi mới
hơn nữa quy trình xây dựng luật, giảm mạnh việc ban hành pháp lệnh. Thực hiện
tốt hơn nhiệm vụ quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và chức năng
giám sát tối cao.
Ba là, Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới tổ chức và hoạt động của
Chính phủ theo hướng xây dựng hệ thống cơ quan hành pháp thống nhất, hiện
đại.
Luật hóa cơ cấu, tổ chức của Chính phủ; tổ chức bộ quản lý đa ngành, đa
lĩnh vực, đảm bảo tinh gọn và hợp lý. Phân cấp mạnh, giao quyền chủ động hơn
nữa cho chính quyền địa phương, nhất là trong việc quyết định về ngân sách, tài
chính, đầu tư, nguồn nhân lực, thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Trung ương.
Bốn là, Xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân
chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con người.
Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Cải
cách tư pháp khẩn trương, đồng bộ; lấy cải cách hoạt động xét xử làm trọng tâm;
thực hiện cơ chế công tố gắn với hoạt động điều tra. Xây dựng cơ chế phán quyết
về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Năm là, Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân, đảm bảo quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa
phương trong phạm vi được phân cấp.
Phát huy vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân/ Tổ chức hợp lý chính
quyền địa phương, phân định lại thẩm quyền đối với chính quyền ở nông thôn,
đô thị và hải đảo.
5