Page 110 - Chính trị
P. 110

+ Nhà nước của dân, quyền lực thực sự ở nơi dân; chính quyền do nhân dân
                   lập nên và tham gia quản lý.

                         + Nhà nước thể hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân.

                         + Cán bộ, công chức Nhà nước là công công bộc của dân, tận tụy phục vụ
                   nhân dân.

                         + Trong tổ chức và hoạt động, Nhà nước ta kế thừa và phát huy những
                   truyền thống, bản sắc tốt đẹp của dân tộc và con người Việt Nam, có chính sách
                   dân tộc đúng đắn, chăm lo lợi ích mọi mặt cho các dân tộc trong cộng đồng Việt
                   Nam, coi đoàn kết dân tộc, đoàn kết toàn dân là đường lối chiến lược và động
                   lực to lớn để xây dựng và bảo vệ tổ quốc; giữ vững độc lập, tự chủ trong trong
                   quan hệ đối ngoại; kết hợp đúng đắn chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ
                   nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân
                         Tổ chức quyền lực của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
                   thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc
                   thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp

                         2. Đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

                         Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có những đặc trưng sau:

                         Thứ nhất, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước
                   của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân
                         Bộ máy nhà nước được thiết lập là bộ máy thừa hành ý chí, nguyện vọng
                   của nhân dân, đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước không thể là các ông quan
                   cách mạng mà là công bộc của nhân dân. Là nhà nước của dân, do chính nhân
                   dân lập qua thông qua chế độ bầu cử dân chủ. Bầu cử dân chủ là phương thức
                   thành lập bộ máy nhà nước đã được xác lập trong nền chính trị hiện đại, đảm bảo
                   tính chính đáng của chính quyền khi tiếp nhận sự uỷ quyền quyền lực từ nhân

                   dân.
                         dân chủ cộng hoà ở nước ta - Hiến pháp 1946: “Xây dựng một chính quyền
                   mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân” (Lời nói đầu - Hiến pháp 1946). Đặc điểm
                   này của Nhà nước ta tiếp tục được khẳng định trong các bản Hiến pháp 1959,
                   1980, 1992 và 2013.

                         Thứ hai, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức và hoạt
                   động trên cơ sở Hiến pháp, tôn trọng và bảo vệ Hiến pháp

                         Trong Nhà nước pháp quyền, ý chí của nhân dân và sự lựa chọn chính trị
                   được xác lập một cách tập trung nhất, đầy đủ nhất và cao nhất bằng Hiến pháp.
                   Chính vì lẽ đó mà Hiến pháp được coi là Đạo luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu
                   lực pháp lý cao nhất, quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc
                   phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu, nguyên tắc tổ
                   chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước. Sự hiện diện của Hiến pháp là điều
                   kiện quan trọng nhất bảo đảm sự ổn định xã hội và sự an toàn của người dân.




                                                               2
   105   106   107   108   109   110   111   112   113   114   115