Page 112 - Chính trị
P. 112
công dân, giữa công dân với Nhà nước… luôn được Đảng ta dành sự quan tâm
đặc biệt. Văn kiện Đại hội Đảng IX xác định rõ những phương châm cơ bản: xây
dựng cơ chế cụ thể để thực hiện phương châm: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra" đối với các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thực
hiện tốt các cơ chế làm chủ của nhân dân: làm chủ thông qua đại diện (là cơ quan
dân cử và các đoàn thể), làm chủ trực tiếp bằng các hình thức nhân dân tự quản,
bằng việc xây dựng và thực hiện các quy ước, hương ước tại cơ sở. Đảng và Nhà
nước tiếp tục đổi mới phong cách, bảo đảm dân chủ trong quá trình chuẩn bị ra
quyết định và thực hiện các quyết định.
Thứ năm, trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền
lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp kiểm soát giữa các cơ
quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp,
có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quyền lực nhà nước
Bắt đầu từ Đại hội Đảng lần thứ VII (1991), với “Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, quan điểm về sự tồn tại của ba
quyền và sự phân công, phối hợp giữa ba phạm vi quyền lực đó của Nhà nước
mới được chính thức khẳng định trên cơ sở tiếp thu, kế thừa, phát triển, vận dụng
vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam các tri thức của nhân loại và trước
yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ
máy nhà nước. Nghị quyết đại hội XI và Cương lĩnh xây dựng đất nước quá độ
lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đều có bổ sung quan tâm
vấn đề kiểm soát quyền lực trong cơ chế tổ chức quyền lực nhà nước ở nước ta.
Theo đó nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp
và kiểm soát giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp
đã được hoàn thiện một bước quan trọng. Quan điểm về sự thống nhất quyền lực
nhà nước có sự phân công, phối hợp, kiểm soát chặt chẽ giữa ba quyền và quyền
lực nhà nước là một quan điểm có tính nguyên tắc chỉ đạo trong thiết kế mô hình
tổ chức Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong bối cảnh hiện
nay.
Thứ sáu, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước do
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
Ở Việt Nam, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự nghiệp
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân là một
tất yếu lịch sử và tất yếu khách quan.
Đối với Nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng là lãnh đạo chính trị, quyết định
phương hướng chính trị của Nhà nước, bảo đảm cho Nhà nước ta thực sự là tổ
chức thực hiện quyền lực của nhân dân, thực sự của dân, do dân và vì dân, để
thực hiện thành công công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. Nhà nước triển khai tổ chức thực hiện các nghị quyết, chủ trương của
Đảng bằng các hoạt động quản lý nhà nước, tổ chức tạo điều kiện thuận lợi cho
nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội trên tất cả các lĩnh vực: kinh
tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại…
4