Page 111 - Chính trị
P. 111
Những quan điểm lớn, những nội dung cơ bản của Hiến pháp là cơ sở pháp
lý quan trọng cho sự duy trì quyền lực nhà nước, cho sự làm chủ của nhân dân.
Và đó chính là nền tảng có tính chất hiến định để xem xét, đánh giá sự hợp hiến
hay không hợp hiến của các đạo luật, cũng như các quyết sách khác của Nhà
nước và của các tính chất chính trị, tính chất xã hội.
Hiến pháp có một vai trò quan trọng như vậy trong việc duy trì quyền lực
của nhân dân, cho nên, việc xây dựng và thực hiện một cơ chế hữu hiệu cho việc
phát hiện, đánh giá và phán quyết về những quy định và hoạt động trái với Hiến
pháp là rất cần thiết trong tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta
hiện nay.
Thứ ba, Nhà nước pháp quyền Việt Nam quản lý xã hội bằng pháp luật, bảo
đảm vị trí tối thượng của pháp luật trong đời sống xã hội
Pháp luật xã hội chủ nghĩa của chúng ta là kết quả của sự thể chế hoá đường
lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam trên tất cả các mặt kinh tế, chính
trị, xã hội, văn hoá giáo dục khoa học, đối nội, đối ngoại. Pháp luật thể hiện ý
chí và nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với hiện thực khách quan, thúc đẩy
tiến bộ xã hội. Vì vậy, nói đến pháp luật trong Nhà nước pháp quyền là nói đến
tính pháp luật khách quan của các quy định pháp luật, chứ không phải chỉ nói
đến nhu cầu đặt ra pháp luật, áp dụng pháp luật, tuân thủ pháp luật một cách
chung chung với mục đích tự thân của nó.
Pháp luật của Nhà nước ta phản ánh đường lối, chính sách của Đảng và lợi
ích của nhân dân. Vì vậy, pháp luật phải trở thành phương thức quan trọng đối
với tính chất và hoạt động của Nhà nước và là thước đo giá trị phổ biến của xã
hội ta: công bằng, dân chủ, bình đẳng - những tố chất cần thiết cho sự phát triển
tiến bộ và bền vững của Nhà nước và xã hội ta.
Nhà nước pháp quyền đặt ra nhiệm vụ phải có một hệ thống pháp luật cần
và đủ để điều chỉnh các quan hệ xã hội, làm cơ sở cho sự tồn tại một trật tự pháp
luật và kỷ luật. Pháp luật thể chế hoá các nhu cầu quản lý xã hội, là hình thức
tồn tại của các cơ cấu và tổ chức xã hội và của các thiết chế Nhà nước. Vì vậy,
sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật là lối sống có trật tự và lành mạnh
nhất của xã hội. Tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và
mọi công dân đều phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật.
Thứ tư, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng và bảo
vệ quyền con người, các quyền và tự do của công dân, giữ vững mối liên hệ giữa
Nhà nước và công dân, giữa Nhà nước và xã hội
Xét về bản chất, ngọn cờ bảo vệ quyền con người thuộc về các Nhà nước
cách mạng chân chính, nhà nước xã hội chủ nghĩa. Cuộc đấu tranh trên bảy mươi
năm đầy gian khổ hy sinh của dân tộc Việt Nam vì độc lập, tự do dưới sự lãnh
đạo của Đảng suy cho cùng, chính là vì quyền con người, quyền được sống,
quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của cộng đồng dân tộc và của từng cá
nhân, từng con người. Do vậy, vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công
dân, mở rộng quyền dân chủ, nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và
3