Page 105 - Chính trị
P. 105

+ Kết hợp chặt chẽ kinh tế, văn hóa, xã hội với quốc phòng, an ninh và quốc
                  phòng, an ninh với kinh tế, văn hóa, xã hội trong từng chiến lược, quy hoạch, kế
                  hoạch phát triển kinh tế xã hội, chú trọng vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển, đảo.

                        + Kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng, an ninh và đối ngoại; tăng cường hợp
                  tác quốc tế về quốc phòng, an ninh.

                        + Có kế sách ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa;
                  chủ động phòng ngừa, phát hiện sớm và triệt tiêu các nhân tố bất lợi, nhất là các
                  nhân tố bên trong có thể gây ra đột biến.

                        + Xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy,
                  tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh
                  chủng, lực lượng vững mạnh về chính trị, nâng cao chất lượng tổng hợp sức
                  mạnh chiến đấu, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân
                  dân. Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, cần tăng
                  cường nguồn lực cho quốc phòng, an ninh. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp
                  quốc phòng, an ninh theo hướng lưỡng dụng; tăng cường nguồn lực, tạo cơ sở
                  vật chất – kỹ thuật hiện đại cho lực lượng Quân đội nhân dân và Công an nhân
                  dân đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

                        + Tích cực, chủ động chuẩn bị lực lượng đủ mạnh và các kế hoạch, phương
                  án tác chiến cụ thể, khoa học, sẵn sàng bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền,
                  thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của Tổ quốc trong mọi tình huống.
                        + Kiên quyết giữ vững ổn định kinh tế - xã hội trong mọi tình huống.

                        + Xây dựng, củng cố đường biên giới trên bộ hòa bình, hữu nghị, hợp tác
                  và phát triển, nâng cao năng lực thực thi pháp luật của các lực lượng làm nhiệm
                  vụ ở biên giới, biển, đảo.

                        III. Quan điểm và những nhiệm vụ chủ yếu của đường lối đối ngoại

                        1. Quan điểm của Đảng về đường lối đối ngoại
                        Trong quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế hiện nay phải quán triệt đầy đủ,
                  sâu sắc các quan điểm:

                        + Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính là xây dựng thành công và bảo vệ
                  vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đồng thời thực hiện nghĩa vụ quốc tế theo
                  khả năng của Việt Nam.

                        + Giữ vững độc lập tự chủ, tự cường đi đôi với đẩy mạnh đa phương hóa,
                  đa dạng hóa quan hệ đối ngoại.

                        + Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế; cố gắng
                  thúc đẩy mặt hợp tác, nhưng vẫn phải đấu tranh dưới hình thức và mức độ thích
                  hợp với từng đối tác; đấu tranh để hợp tác; tránh trực diện đối đầu, tránh để bị
                  đẩy vào thế cô lập.

                        + Mở rộng quan hệ với mọi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, không
                  phân biệt chế độ chính trị xã hội. Coi trọng quan hệ hòa bình, hợp tác với khu
                  vực; chủ động tham gia các tổ chức đa phương, khu vực và toàn cầu.
   100   101   102   103   104   105   106   107   108   109   110