Page 106 - Chính trị
P. 106

+ Giữ vững ổn định chính trị, kinh tế - xã hội; giữ gìn bản sắc văn hóa dân
                  tộc; bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình hội nhập quốc tế.

                        + Phát huy tối đa nội lực đi đôi với thu hút và sử dụng có hiệu quả các
                  nguồn lực bên ngoài; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ; tạo ra và sử dụng có
                  hiệu quả lợi thế so sánh của đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế.

                        + Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà
                  nước đối với hoạt động đối ngoại. Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của
                  Đảng, ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nhân dân; giữa ngoại giao chính trị
                  với ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa; giữa đối ngoại với quốc phòng, an
                  ninh.

                        2. Những nhiệm vụ chủ yếu của đường lối đối ngoại
                        Trong suốt thời kỳ đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định một
                  cách nhất quán nhiệm vụ đối ngoại, mà nội dung cơ bản của nó tiếp tục được
                  khẳng định lại trong Văn kiện Đại hội XI là: “giữ vững môi trường hòa bình,
                  thuận lợi cho đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ vững chắc độc
                  lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao vị thế của đất nước;

                  góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và
                  tiến bộ xã hội trên thế giới”. Đại hội XII xác định và cụ thể hơn nội dung cơ bản
                  này, đó là: “giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn
                  lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân; kiên quyết,
                  kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn
                  lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ
                  nghĩa; nâng cao vị thế, uy tín của đất nước và góp phần vào sự nghiệp hòa bình,
                  độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”. Nhiệm vụ đối ngoại đã
                  chỉ rõ yêu cầu đối với hoạt động đối ngoại trước hết phải bảo vệ được lợi ích dân
                  tộc, tạo được môi trường hòa bình, ổn định để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng,
                  phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Song, đặt cao lợi ích dân tộc không
                  có nghĩa là từ bỏ lợi ích chân chính, mà còn góp phần thực hiện nghĩa vụ quốc
                  tế của Đảng, nhà nước Việt Nam trong điều kiện và khả năng thích hợp đối đầu
                  với các lực lượng cách mạng, tiến bộ trên thế giới, đấu tranh vì những mục tiêu
                  mang tính thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

                        Đại hội XII cũng nêu rõ một số nhiệm vụ cụ thể trong công tác đối
                  ngoại:
                        + Bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia – dân tộc, trên cơ sở các nguyên
                  tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi, thực hiện nhất quán
                  đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương
                  hóa, đa dạng hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc
                  tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
                  Trên cơ sở vừa hợp tác, vừa đấu tranh, hoạt động đối ngoại nhằm phục vụ mục
                  tiêu giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên
                  ngoài để phát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân; kiên quyết, kiên trì
                  đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
   101   102   103   104   105   106   107   108   109   110   111