Page 99 - Giáo trình môn học Cấu tạo cơ thể
P. 99
Bài 8: ĐIỀU HÒA THÂN NHIỆT
Mục tiêu học tập
1. Trình bày được định nghĩa thân nhiệt.
2. Giải thích được quá trình sinh nhiệt, quá trình thải nhiệt trong cơ thể và cơ
chế điều hoà thân nhiệt.
3. Giải thích được một số yếu tố ảnh hưởng đến thân nhiệt.
NỘI DUNG
Điều hòa thân nhiệt, gọi tắt là điều nhiệt, là hoạt động chức năng có tác
dụng giữ cho nhiệt tương đối hằng định, trong điều kiện nhiệt độ môi trường
dao động lớn. Đảm bảo cho tốc độ các phản ứng sinh học diễn ra trong cơ thể
tương đối hằng định trong môi trường có nhiệt độ luôn thay đổi. Vì vậy, điều
nhiệt có thể coi như một mặt của sự đảm bảo hằng tính nội môi.
Thân nhiệt bị rối loạn sẽ gây ra hàng loạt rối loạn hoạt động các cơ quan
trong cơ thể, ngược lại trong đa số bệnh lý thân nhiệt thường bị biến đổi.
Trong lâm sàng theo dõi sự biến đổi thân nhiệt là chỉ tiêu cơ bản giúp cho
việc chẩn đoán bệnh và đánh giá kết quả điều trị.
1. Định nghĩa thân nhiệt
Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể. Nó khác nhau theo từng vùng của cơ
thể: cao nhất là nhiệt độ của gan, vì gan là trung tâm quan trọng của chuyển
hoá các chất; máu có nhiệt độ thấp hơn, là trung gian vận chuyển nhiệt trong
cơ thể; cơ có nhiệt độ thay đổi tuỳ theo mức độ hoạt động; còn da có nhiệt độ
thấp nhất trong cơ thể.
Thân nhiệt được chia thành hai loại:
1.1. Thân nhiệt trung tâm
Là nhiệt độ ở các phần sâu trong cơ thể như gan, não, các tạng ... Người
ta còn gọi thân nhiệt trung tâm là nhiệt độ phần lõi cơ thể. Nhiệt độ đó rất ổn
định quanh trị số 37 C. Nhiệt độ này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của
hệ thống men và tốc độ các phản ứng chuyển hóa.
95