Page 97 - Giáo trình môn học Cấu tạo cơ thể
P. 97
3. Điều hòa chuyển hóa năng lượng trong cơ thể
Nhờ các cơ chế điều hòa sau đây mà năng lượng ăn vào luôn luôn cân
bằng với năng lượng tiêu hao (cho tất cả các nguyên nhân nêu trên).
3.1. Điều hòa ở mức toàn cơ thể
3.1.1. Cơ chế thần kinh
- Vai trò của hệ thần kinh giao cảm: Khi sợi thần kinh giao cảm bị kích
thích, sẽ gây tăng chuyển hóa năng lượng của tất cả các tế bào trong cơ thể.
- Vai trò của vùng dưới đồi: vùng dưới đồi là trung tâm cao cấp của hệ
thần kinh thực vật và có các trung tâm điều nhiệt, nên cũng ảnh hưởng đến
chuyển hóa năng lượng.
3.1.2. Cơ chế thể dịch
+ Hormon tuyến giáp: thúc đẩy sự oxy hóa ở các ty lạp thể, nên làm tăng
chuyển hóa năng lượng.
+ Hormon tuyến tủy thượng thận: làm tăng phân giải glycogen thành
glucose, thúc đẩy sử dụng năng lượng dự trữ từ nguồn glycogen nên làm tăng
chuyển hóa năng lượng.
+ Hormon tuyển vỏ thượng thận: làm tăng biến đổi protein (acid amin)
thành glucid (là nguồn năng lượng trực tiếp cho tế bào), nên làm tăng chuyển
hóa năng lượng.
+ Hormon tuyến tụy: glucagon làm tăng phân giải glycogen ở gan thành
glucose, còn insulin làm tăng thiêu đốt glucose ở tế bào nên làm tăng chuyển
hóa năng lượng.
+ Hormon tuyến sinh dục: các hormon testosteron và estrogen làm tăng
quá trình đồng hóa ptotein, nên làm tăng tích lũy năng lượng. Progesteron làm
tăng quá trình chuyển hóa năng lượng.
3.2. Điều hòa ở mức độ tế bào
Ở mức độ tế bào, điều hòa chuyển hóa năng lượng phụ thuộc vào hàm
lượng ATP và ADP.
Khi tế bào không hoạt động: hàm lượng ATP cao và hàm lượng ADP
thấp, các phản ứng sinh năng lượng của tế bào giảm.
93