Page 95 - Giáo trình môn học Cấu tạo cơ thể
P. 95
2.1.1. Chuyển hóa cơ sở (CHCS)
- Định nghĩa:
Là mức tiêu hao năng lượng cần thiết cho cơ thể tồn tại trong “điều kiện cơ
sở”. Điều kiện cơ sở là: không vận cơ, không điều nhiệt và không tiêu hóa. Như
vậy, năng lượng tiêu hao trong điều kiện cơ sở là chỉ để đảm bảo: tim đập, phổi
hô hấp, thận bài tiết và hoạt động chuyển hóa của các tế bào trong cơ thể.
Tiêu hao năng lượng cho CHSC chiếm 1/2 mức tiêu hao năng lượng
để duy trì cơ thể.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến CHCS
+ Tuổi: nói chung tuổi càng cao thì CHCS càng giảm (riêng ở tuổi dậy
thì và trước dậy thì thì CHCS giảm ít hơn).
+ Giới tính: cùng một lứa tuổi thì CHCS ở nam cao hơn ở nữ.
+ Nhịp ngày-đêm: ở người bình thường, CHCS cao nhất lúc 13 - 16 giờ,
thấp nhất lúc 1- 4 giờ sáng. Tuy nhiên nhịp này sẽ thay đổi khi chuyển sang
sống ở múi giờ khác hoặc chuyển sang làm việc vào ban đêm.
+ Chu kì kinh nguyệt và phụ nữ có thai: phụ nữ có thai hoặc nữ giới ở
nửa sau của chu kì kinh nguyệt thì CHCS cao hơn bình thường.
+ Trạng thái cảm xúc: lo lắng và căng thẳng làm tăng CHCS. Còn trầm
cảm, vô cảm và ngủ thì CHCS giảm.
+ Tình trạng bệnh lí: các tình trạng bệnh lí làm thay đổi thân nhiệt sẽ gây
thay đổi CHCS, thân nhiệt tăng làm tăng CHCS (cứ thân nhiệt tăng 1 độ thì
CHCS tăng 10%) và ngược lại. Bệnh lí về tuyến giáp: ưu năng tuyến giáp làm
tăng CHCS, ngược lại. Bệnh nhân suy dinh dưỡng protein năng lượng, thì
CHCS cũng giảm.
2.1.2. Vận cơ
- Khi vận cơ, hóa năng tích trữ trong ATP sẽ bị tiêu hao, trong đó 25%
chuyển thành công cơ học cho sự co cơ và 75% giải phóng dưới dạng nhiệt.
- Tiêu hao năng lượng trong vận cơ thay đổi theo mức độ lao động thể
lực của mỗi nghề, do vậy mức tiêu hao năng lượng trong vận cơ được dùng
làm cơ sở để xác định khẩu phần ăn cho từng loại nghề nghiệp.
91