Page 100 - Giáo trình môn học Cấu tạo cơ thể
P. 100
Thân nhiệt trung tâm thường được đo ở 3 vị trí là trực tràng, miệng và
nách. Nhiệt độ ở trực tràng hằng định nhất, trong điều kiện cơ sở nó chỉ dao
động trong khoảng 36,3 - 37,1C . Nhiệt độ ở miệng thấp hơn ở trực tràng 0,2
- 0,5 C và dao động nhiều hơn, nhưng dễ đo hơn nên thường được dùng để
theo dõi tình trạng bệnh. Nhiệt độ ở nách thấp hơn ở trực tràng 0,5 - 1,0 C,
dao động nhiều hơn nữa nhưng cũng tiện đo nhất, thường được dùng theo dõi
thân nhiệt người bình thường.
1.2. Thân nhiệt ngoại vi
Là nhiệt độ ở da hay còn gọi là nhiệt độ phần vỏ cơ thể. Nó ít ảnh hưởng tới
tốc độ chuyển hóa và luôn biến động theo nhiệt độ môi trường, thấp hơn thân
nhiệt trung tâm. Thân nhiệt ngoại vi cũng thay đổi theo vị trí đo: ở trán khoảng
33,5 C, ở lòng bàn tay 32 C, còn ở mu bàn chân chỉ còn khoảng 28 C.
2. Quá trình sinh nhiệt, thải nhiệt và cơ chế điều hoà thân nhiệt
2.1. Quá trình sinh nhiệt của cơ thể
- Nguồn sinh nhiệt chủ yếu của cơ thể là do chuyển hóa, tức là do các
phản ứng hóa học xảy ra ở tất cả các tế bào sống. Ở đâu có chuyển hoá, ở đó
có sinh nhiệt. Cơ quan nào có quá trình chuyển hóa mạnh thì ở đó có nhiệt độ
càng cao. Ví dụ: gan, thận, ống tiêu hóa là những cơ quan sinh nhiệt mạnh.
o
Đặc biệt nhiệt độ của gan luôn cao nhất, đạt 37,8 - 38 C.
Do vậy, mọi yếu tố làm tăng cường độ chuyển hóa đều làm tăng mức
sinh nhiệt, mức này có thể lên tới 150%.
- Một nguồn sinh nhiệt nữa của cơ thể là do co cơ. Khi co cơ, 75% năng
lượng sinh ra từ các phản ứng hoá học được thải ra dưới dạng nhiệt năng.
Đồng thời với co cơ, quá trình chuyển hóa vật chất cũng tăng lên, góp phần
làm tăng sinh nhiệt.
Tất cả các loại co cơ đều sinh nhiệt. Người ta đã tính được rằng, khi cơ
thể bất động nhưng ở trạng thái căng cơ thì sinh nhiệt đã tăng 10% so với khi
cơ ở trạng thái giãn hoàn toàn. Khi lao động nặng, tiêu hao năng lượng tăng
lên 400 - 500% so với lúc nghỉ ngơi, do đó tăng sinh nhiệt mạnh.
Run cơ là một phản xạ có tác dụng chống giảm thân nhiệt rất hiệu quả.
96