Page 92 - Giáo trình môn học Cấu tạo cơ thể
P. 92
Bài 7: CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG
Mục tiêu học tập
1. Trình bày được các dạng năng lượng trong cơ thể.
2. Giải thích được các nguyên nhân tiêu hao năng lượng của cơ thể.
3. Trình bày được cơ chế điều hòa chuyển hóa năng lượng trong cơ thể.
NỘI DUNG
Cơ thể người không tự sinh ra năng lượng, mà chỉ biến đổi năng lượng
để tạo ra mọi hoạt động của cơ thể. Sự biến đổi năng lượng trong cơ thể được
gọi là “chuyển hóa năng lượng”. Chuyển hóa năng lượng cũng tuân theo định
luật bào toàn năng lượng và liên quan chặt chẽ với chuyển hóa chất.
Chuyển hóa năng lượng diễn ra ở mọi tế bào sống trong cơ thể. Các chất
glucid, lipid, protid khi phân giải thành CO 2 và H 2O sẽ phóng ra nhiều năng
lượng. Năng lượng từ các chất này sẽ được sử dụng để tạo thành ATP (phân tử
giàu năng lượng), năng lượng trong ATP có thể sử dụng để thực hiện công ở tế
bào/cung cấp năng lượng tạo nên hoạt động sống của cơ thể, như: co cơ, vận
chuyển vật chất qua màng tế bào, tổng hợp các phân tử hữu cơ trong tế bào, hoặc
biến đổi thành các dạng năng lượng khác (động năng, điện năng, hóa năng).
1. Các dạng năng lượng trong cơ thể
1.1. Nguồn năng lượng của cơ thể
Năng lượng vào cơ thể chủ yếu là hóa năng của thức ăn. Hầu hết các loại
thức ăn đều chứa glucid, lipid, protid, vitamin, muối khoáng và nước. Trong
đó, chỉ có ba chất cung cấp năng lượng cho cơ thể là glucid, lipid, protid. Do
vậy glucid, lipid, protid được gọi là các chất sinh năng lượng. Trong ống tiêu
hóa, thức ăn được phân giải thành các chất hấp thu.
Các chất glucid ở ống tiêu hóa sẽ được phân giải thành các chất hấp thu là
đường đơn và đường đôi (trong đó glucose chiếm 80%). Các đường này sẽ được
hấp thu qua ruột non và đưa về gan, tại gan các đường đơn và đôi còn lại (không
phải glucose) sẽ được chuyển thành glucose để vào máu đi đến các tế bào.
88