Page 41 - Giáo trình môn học Cấu tạo cơ thể
P. 41
3.1.2. Cơ chế
Điện thế nghỉ được tạo ra do sự phân bố của các ion ở hai bên của
+
+
màng tế bào (chủ yếu là K và Na ). Sự phân bố này là kết quả hoạt động của
các protein xuyên màng đóng vai trò là kênh hoặc là bơm.
- Điện thế do khuếch tán các in qua kênh protein: khi tế bào ở trạng thái
nghỉ các kênh protein đều đóng, nhưng không đóng chặt hoàn toàn, gây tình
trạng rò rỉ (khuếch tán) ion qua các khe hở của kênh. Vì nồng độ K trong tế
+
+
bào cao hơn ngoài tế bào và nồng độ Na ngoài cao hơn trong tế bào. Do vậy,
+
+
K từ trong tế bào có xu hướng rò rỉ (khuếch tán) ra ngoài, trong khi Na lại
rất ít có xu hướng rò rỉ từ ngoài vào trong tế bào, điều này có nghĩa là tính
+
thấm của màng đối với K cao hơn đối với Na (khoảng 100 lần), nên lượng
+
+
+
K đi ra ngoài sẽ cao gấp 100 lần so với lượng Na đi vào trong tế bào. Phần
+
+
điện thế âm bên trong màng do hai ion K và Na tạo ra là - 86mV
- Điện thế do hoạt động của bơm Na - K /ATPase: Đây là nguyên nhân
+
+
chính tạo điện thế nghỉ của màng, vì bơm hoạt động liên tục. Mỗi chu kỳ hoạt
+
+
động bơm đưa 3 ion Na đi ra ngoài và 2 ion K vào trong tế bào, tức là tạo ra
thiếu hụt ion dương ở bên trong màng. Phần điện thế âm bên trong màng do
bơm tạo ra là - 4 mV.
=> Như vậy, từ điện thế do khuếch tán các ion và điện thế do hoạt động
của bơm Na - K -ATPase tạo nên điện thế màng lúc nghỉ là -90 mV ở màng
+
+
tế bào cơ tim, cơ vân, sợi trục lớn của tế bào thần kinh ... Ở một số loại tế bào
khác, như sợi thần kinh đường kính nhỏ, tế bào cơ trơn và nhiều loại nơron
thần kinh có điện thế màng chỉ từ -40 mV đến -60 mV.
3.2. Cơ chế tạo ra điện thế hoạt động
3.2.1. Định nghĩa
Điện thế hoạt động là những thay đổi điện thế nhanh, đột ngột khi tế bào
bị kích thích (tế bào hoạt động). Ở trạng thái này, tế bào sẽ khử cực, điện thế
mặt trong màng sẽ tăng lên vượt mức 0 mV và trở nên dương hơn so với mặt
ngoài màng làm phát sinh điện thế hoạt động
37