Page 39 - Giáo trình môn học Cấu tạo cơ thể
P. 39
chất khác gắn vào một vị trí đặc hiệu ở mặt đối diện (mặt trong màng). Khi cả
hia vị trí được gắn thì phân tử protein mang sẽ thay đổi hình dạng và thế năng
+
+
từ bậc thang nồng độ của Na sẽ chuyển thành động năng để Na vào trong còn
chât kia thì ra ngoài tế bào.
+
Những chất có thể đồng vận chuyển ngược chiều với Na để đi ra ngoài
+
+
2+
2+
tế bào là các ion, như: H , Ca , Mg , K , ...
2.3. Vận chuyển đặc biệt (nhập bào - xuất bào)
Nhập bào (endocytosis), xuất bào (exocytosis) là sự vận chuyển các chất
qua màng tế bào cần tiêu tốn năng lượng.
2.3.1. Nhập bào
Nhập bào: còn gọi là tế bào nuốt, có hai loại nhập bào là “ẩm bào” và
“thực bào”.
2.3.1.1. Thực bào (phagocytosis)
Là "tế bào ăn" các sản phẩm như: vi khuẩn, mô chết, các bạch cầu,...
có kích thước lớn. Các sản phẩm này tiếp xúc với màng tế bào rồi cùng
màng tế bào lõm vào tạo túi thực bào, túi thực bào tách khỏi màng tế bào
và màng trở về trạng thái bình thường.
2.3.1.2. Ẩm bào (pinocytosis)
Là "tế bào uống", các quá trình cũng diễn ra như trên, chỉ khác là chất
được nhập bào là các dịch lỏng và các chất tan có kích thước nhỏ.
2.3.1.3. Tiêu hóa các chất đã được nhập bào
Trong bào tương, các túi thực bào hoặc ẩm bào sẽ hòa màng với các
lysosome. Lysosome phóng các enzyme tiêu hóa vào túi thực bào/ẩm bào
và thủy phân các chất trong túi. Các sản phẩm được tiêu hóa như acid
amin, acid béo, glucose, các ion... khuếch tán qua màng túi thực bào/ẩm
bào vào bào tương.
35