Page 21 - Giáo trình môn học Cấu tạo cơ thể
P. 21

2+
                              Ion Ca  tham gia vào cơ chế co cơ, cơ chế đông máu và ảnh hưởng đến
                         tính hưng phấn của sợi thần kinh. Rối loạn nồng độ của ion sẽ dẫn đến rối

                         loạn đông máu và rối loạn hoạt động của hệ thần kinh cơ.

                         4.2.3. Vai trò của hormon: Hormon là thành phần đóng vai trò chủ yếu trong
                         cơ chế điều hòa thể dịch. Hormon có thể do các tuyến nội tiết bài tiết ra như

                         vùng dưới đồi, tuyến yên, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến tụy, tuyến thượng

                         thận và các tuyến sinh dục. Một số hormon cũng có thể được bài tiết từ các

                         nhóm  tế bào  như:  histamin,  prostaglandin,  bradykinin...  Các  hormon  do  các

                         tuyến nội tiết bài tiết sẽ được vào máu và được máu vận chuyển tới khắp cơ thể
                         giúp cho việc điều hòa chức năng các tế bào.


                         4.3. Cơ chế điều hoà ngược
                              Trong cơ thể toàn vẹn, điều hòa chức năng dù bằng con đường thần kinh

                         hay thể dịch thì phần lớn đều tuân theo cơ chế điều hoà ngược. Có hai kiểu

                         điều hoà ngược là điều hoà ngược âm tính và điều hoà ngược dương tính.

                         4.3.1. Thế nào là điều hoà ngược?

                              Điều hoà ngược là kiểu điều hòa mà mỗi khi có một sự thay đổi hoạt động
                         chức năng nào đó, chính sự thay đổi này sẽ có tác dụng ngược trở lại để tạo ra

                         một loạt các phản ứng liên hoàn nhằm điều chỉnh hoạt động chức năng đó trở lại

                         gần mức bình thường. Ví dụ, có một chuỗi phản ứng từ A  B  C  D ... 

                         Z, nồng độ của chất Z có tác dụng ngược trở lại điều khiển nồng độ chất A ở đầu

                         chuỗi phản ứng, để cuối cùng quay trở lại điều chỉnh nồng độ  chất Z.

                         4.3.2. Điều hòa ngược âm tính

                              Điều hòa ngược âm  tính là kiểu điều hòa có tác dụng làm tăng nồng độ
                         một chất hoặc tăng hoạt động của một cơ quan khi nồng độ chất đó hoặc hoạt

                         động của cơ quan đó đang giảm và ngược lại, sẽ giảm nếu nó đang tăng. Đây

                         là kiểu điều hòa thường gặp trong cơ thể và rất quan trọng vì nhờ nó mà cơ

                         thể luôn duy trì được sự ổn định của nội môi.

                              Ví dụ, trong trường hợp điều chỉnh nồng độ CO 2, nồng độ CO 2 trong

                         dịch ngoại bào tăng sẽ kích thích trung tâm hô hấp tăng hoạt động, để làm

                         tăng thông khí phổi, kết quả là nồng độ CO 2 sẽ giảm trở lại bình thường vì phổi


                                                                 17
   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26