Page 66 - Dược lý - Dược
P. 66
4.1.6. Hội chứng Steven - Johnson
Còn gọi là hội chứng hồng ban đa dạng có bọng nước. Các phản ứng này tương đối
thường gặp nhưng không phải hoàn toàn do thuốc gây nên.
Xuất hiện sau khi dùng thuốc vài giờ hoặc có thể 15 – 20 ngày, người bệnh mệt mỏi,
ngứa ngáy khắp người, có cảm giác nóng ran, sốt cao, nổi ban đỏ, nổi các bọng nước trên
da và các hốc tự nhiên như miệng, tai, mắt, mũi, hậu môn, niệu đạo, âm đạo... dẫn đến viêm
loét hoặc hoại tử niêm mạc có thể kèm theo tổn thương gan thận, nặng có thể gây tử vong.
Các thuốc hay gây phản ứng này là: các salycilat, sulfonamid, penicillin, sulfonylure
và barbiturat.
4.1.7. Hội chứng Lyell
Là hội chứng hoại tử thượng bì nhiễm độc, tình trạng dị ứng nhiễm độc da nghiêm
trọng.
Các thuốc hay gặp: Các sulfamid chậm, kháng sinh (penicillin, ampicillin...), các
thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm...
Biểu hiện: sau khi dùng thuốc vài giờ hoặc vài tuần, người bệnh cảm thấy mệt mỏi,
bàng hoàng mất ngủ, sốt cao, ngứa khắp người. Xuất hiện các mảng đỏ trên da, đôi khi có
những chấm xuất huyết. Vài ngày sau lớp thượng bì tách ra khỏi da và trợt thành từng mảng.
Cùng với tổn thương da có thể viêm loét niêm mạc, các hốc tự nhiên, viêm phổi, viêm gan
nhiễm độc và nhanh chóng dẫn đến tử vong.
4.1.8. Viêm da dị ứng (Eczema)
Thường xuất hiện các mụn nước, chảy nước, ngứa, nổi ban, phù nề. Bệnh tiến triển
theo nhiều giai đoạn hoặc diễn biến nhanh sau ít giờ tiếp xúc với thuốc và có thể trở thành
mãn tính.
4.2. Nguyên tắc xử lý tai biến do dị ứng thuốc
4.2.1. Nguyên tắc chung
Không để người bệnh tiếp xúc nhiều hơn hoặc tiếp xúc lại với thuốc gây dị ứng.
Sử dụng các thuốc chống dị ứng: kháng histamin, corticoid, vit C liều cao…
Bù nước và điện giải cho người bệnh khi có mất điện giải
Dùng thuốc lợi tiểu và tăng cường chức năng gan.
Chống bội nhiễm, cần lựa chọn kháng sinh thích hợp để đảm bảo an toàn.
59