Page 64 - Dược lý - Dược
P. 64
- Liệu trình điều trị kéo dài: nhiều ADR ít xuất hiện khi dùng thuốc trong thời gian
ngắn nhưng tỷ lệ tăng lên khi dùng dài ngày.
Tỉ lệ ADR thường tăng lên khi dùng kéo dài một số thuốc như: các thuốc chống
viêm không steroid, corticoid, các hormon, các thuốc chống ung thư…
3.2.3. Thuốc không tinh khiết.
Những tạp chất trong thuốc có nhiều nguồn gốc khác nhau.
Do nguyên liệu ban đầu tổng hợp nên thuốc, nhưng chưa loại hết. Tạp chất có thể là
những chất phụ có trong dược liệu được chiết xuất đi kèm theo hoạt chất dính.
Do trong bào chế, sản xuất, xảy ra nhiều loại phản ứng hoá học.
Tạp chất được hình thành ngay trong quá trình bảo quản ở điều kiện bất lợi.
3.2.4. Tương tác giữa các thuốc với nhau
Số lượng ADR gần như tỷ lệ thuận với số lượng thuốc dùng đồng thời cho người
bệnh. Các tương tác dược động học làm tăng hấp thu hoặc giảm thải trừ thuốc, các tương
tác dược lực học làm tăng tác dụng của thuốc trên cùng một cơ quan từ đó làm tăng độc
tính của thuốc. Thí dụ: dùng furosemid phối hợp với gentamycin làm tăng độc tính đối với
thận và thính giác.
4. NHẬN BIẾT VÀ XỬ TRÍ MỘT SỐ PHẢN ỨNG DỊ ỨNG THUỐC
4.1. Các phản ứng dị ứng thuốc thường gặp
Các phản ứng ADR thường phụ thuộc vào liều lượng, phần lớn không cần ngừng
điều trị ví dụ: đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, nôn và buồn nôn, ỉa chảy, chán ăn, ngứa, ban
đỏ rát sần….
Tuy nhiên cũng có một số loại phản ứng ADR xuất hiện với tính chất và mức độ khá
nghiêm trọng cần phải ngừng ngay việc dùng thuốc và có các biện pháp can thiệp kịp thời.
Một số trường hợp dị ứng nặng có biểu hiện như sau:
4.1.1. Mày đay
Thường là biểu hiện lâm sàng nhẹ và ban đầu của phần lớn những trường hợp dị ứng
thuốc. Sau khi dùng thuốc 5-10 phút hoặc có thể vài ngày, người bệnh thấy nóng bừng mặt,
ngứa, nổiban cùng những nốt sần màu hồng, xung quanh có viền đỏ hình tròn hoặc bầu dục,
kích thước to nhỏ khác nhau có thể bằng hạt đậu hoặc to hơn, có thể liên kết thành mảng
57