Page 67 - Dược lý - Dược
P. 67
Giải quyết tốt chế độ dinh dưỡng, hộ lý.
4.2.2. Xử lý trong trường hợp sốc phản vệ
Tất cả trường hợp phản vệ phải được phát hiện sớm, xử trí khẩn cấp, kịp thời ngay
tại chỗ và theo dõi liên tục ít nhất trong vòng 24 giờ.
Bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, nhân viên y tế khác phải xử trí ban
đầu cấp cứu phản vệ. Trong trường hợp người có tiền sử phản vệ có sẵn adrenalin mang
theo người thì người bệnh hoặc người khác không phải là nhân viên y tế được phép sử dụng
thuốc trong trường hợp khẩn cấp để tiêm bắp cấp cứu khi không có nhân viên y tế.
Adrenalin là thuốc thiết yếu, quan trọng hàng đầu cứu sống người bệnh bị phản
vệ, phải được tiêm bắp ngay khi chẩn đoán phản vệ từ độ II trở lên.
Trong trường hợp phản vệ nhẹ (độ I): dị ứng nhưng có thể chuyển thành nặng
hoặc nguy kịch, sử dụng thuốc methylprednisolon hoặc diphenhydramin uống hoặc tiêm
tùy tình trạng người bệnh.
(xem thêm tại Thông tư số 51/2017/TT-BYT).
60