Page 65 - Dược lý - Dược
P. 65
càng gãi càng tiến triển nhanh và lan rộng. Trường hợp nặng có thể kèm theo khó thở, đau
đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, đau khớp, mệt mỏi sốt cao...
Mày đay là một cảnh báo rất quan trọng vì có mối liên quan rất chặt chẽ với phản
ứng phản vệ và hen nặng.
Hầu hết các loại thuốc đều có thể gây mày đay, hay gặp hơn cả là các kháng sinh,
vaccin, huyết thanh, thuốc hạ sốt giảm đau chống viêm...
4.1.2. Phù Quinck
Là một dạng mày đay khổng lồ thường xuất hiện nhanh sau khi dùng thuốc, biểu
hiện ở những vùng da mỏng như: môi, cổ, quanh mắt, bụng, các chi, bộ phận sinh dục...Kích
thước to, có khi bằng bàn tay, nếu ở gần mắt gây híp mắt, môi sưng to, biến dạng. Ở họng
và thanh quản gây nghẹt thở. ở ruột và dạ dày gây đau bụng. Màu sắc thường hơi hồng. Các
thuốc gây phù Quinck thường gặp: kháng sinh, vaccin, huyết thanh...
4.1.3. Sốc phản vệ
Là tai biến dị ứng nghiêm trọng nhất dễ gây tử vong. Bệnh cảnh lâm sàng của choáng
phản vệ khá đa dạng có thể xảy ra sau khi dùng thuốc từ vài giây đến 2-3 phút. Bắt đầu
bằng cảm giác bồn chồn hoảng hốt, sợ hãi, sau đó xuất hiện nhanh các triệu chứng ở một
hay nhiều cơ quan đích: tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, da... với những biểu hiện mạch nhanh,
huyết áp tụt có khi không đo được, khó thở, đại tiểu tiện không tự chủ. Trường hợp cấp tính
người bệnh hôn mê, nghẹt thở, rối loạn nhịp tim và tử vong sau ít phút.
4.1.4. Mất bạch cầu hạt
Biểu hiện sốt cao đột ngột, thể lực giảm sút nhanh, loét hoặc hoại tử niêm mạc miệng
mũi, họng, cơ quan sinh dục. Có trường hợp viêm phổi, viêm tắc tĩnh mạch, nhiễm khuẩn
huyết, dễ dẫn đến tử vong.
4.1.5. Đỏ da toàn thân
Xuất hiện sau khi dùng thuốc 6-7 ngày, có khi 2-3 tuần.
Biểu hiện: ngứa khắp người, sốt cao, có thể rối loạn tiêu hóa, nổi ban, tiến triển thành
đỏ da toàn thân, trên da có vẩy trắng, kích thước không đều, các kẽ tay, kẽ chân có thể chảy
nước vàng, đôi khi có mủ.
Các thuốc hay gây phản ứng này là: các salycilat, sulfonamid, penicillin, sulfonylure
và barbiturat.
58