Page 71 - Dược lý - Dược
P. 71
- Hệ muscarinic là hệ ngoài phản ứng với acetylcholin còn bị kích thích bởi muscarin
và bị phong bế bởi atropin. Trong cơ thể hệ này có ở màng sau synap, sợi sau hạch phó giao
cảm và tuyến mồ hôi.
Hiện nay người ta tìm thấy 5 loại receptor của hệ muscarinic: M1, M2, M3, M4, M5.
Receptor M1, M3 và M5 có ở cơ trơn khí phế quản, tiêu hóa, tiết niệu, hạch và tuyến tiết.
Receptor M2 và M4 có nhiều ở cơ tim và cơ trơn mạch máu.
Khi kích thích hệ muscarinic gây co cơ trơn khí phế quản, tiêu hóa, tiết niệu, tăng
tiết dịch; giãn cơ trơn mạch máu, ức chế tim và hạ huyết áp.
- Hệ nicotinic là hệ ngoài phản ứng với acetylcholin còn bị kích thích bởi nicotin ở
liều thấp và bị phong bế bởi nicotin liều cao. Hệ nicotinic có ở các hạch giao cảm, phó giao
cảm, bản vận động cơ xương và tuyến tủy thượng thận.
Khi kích thích hệ nicotinic gây co cơ vân, kích thích tim, co mạch, tăng huyết áp,
giãn đồng tử.
1.3. Hệ phản ứng với dopamin
Hệ này có nhiều ở cơ trơn mạch máu thận, nội tạng và ở thần kinh trung ương, có 5
loại receptor nhưng quan trọng nhất là receptor D1, D2. Trong đó, receptor D1 chiếm ưu thế
ở ngoại vi và receptor D2 chiếm ưu thế ở trung ương. Receptor D1 có chủ yếu ở cơ trơn
mạch thận. Vì vậy, khi kích thích hệ dopaminergic ngoại vi gây giãn cơ trơn mạch thận.
2. CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA THUỐC TRÊN HỆ THẦN KINH THỰC VẬT
2.1. Cơ chế tác dụng của thuốc trên hệ giao cảm
2.1.1. Các chất trung gian hóa học của hệ giao cảm
Hệ adrenergic là hệ hậu hạch giao cảm, chất trung gian hóa học của hệ này là
catecolamin. Các catecolamin gồm có adrenalin (được sản xuất chủ yếu ở tủy thượng thận),
noradrenalin (ở đầu mút các sợi giao cảm) và dopamin (ở một số vùng trên thần kinh trung
ương).
Catecolamin được sinh tổng hợp từ tyrosin dưới tác dụng của một số enzym trong tế
bào ưa crôm ở tủy thượng thận, các nơron hậu hạch giao cảm và một số neuron thần kinh.
Sau khi được tổng hợp catecolamin lưu trữ dưới thể phức hợp trong các hạt đặc biệt nằm ở
ngọn dây thần kinh để tránh bị phá huỷ. Dưới tác dụng của những luồng xung tác thần kinh,
64