Page 323 - Dược lý - Dược
P. 323

2. PHÂN LOẠI VITAMIN

                         Dựa vào tính tan của các vitamin để phân thành 2 nhóm:

                  2.1. Nhóm vitamin tan trong nước

                         Gồm các vitamin nhóm B: B1; B2; B3 (PP); B5; B6; B9; B12; C... có đặc điểm chung:
                         Các vitamin này dễ tan trong nước, không tan trong dầu mỡ

                         Dễ bị phân huỷ trong môi trường kiềm

                         Không gây tích lũy trong cơ thể nên phải cung cấp hàng ngày (không gây bệnh do

                  thừa vitamin)

                  2.2. Nhóm vitamin tan trong dầu
                         Gồm các vitamin A; D; E; K... có đặc điểm chung:

                         Các vitamin này tan trong dầu mỡ, không tan trong nước

                         Rất dễ bị oxy hóa

                         Gây tích lũy trong cơ thể nên có thể sinh bệnh lý thừa vitamin nếu dùng liều cao và

                  dùng liên tục kéo dài.
                  3. CÁC VITAMIN THƯỜNG DÙNG

                  3.1. Vitamin B1 (Thiamin hydroclorid)

                         Viên nén 10mg; 100mg; 250mg; ống tiêm 50mg/1ml; 100mg/2ml

                  3.1.1. Nguồn gốc

                         Vitamin B1 có nhiều trong cám gạo, men bia, mầm hạt đậu, còn có một lượng ít
                  trong thịt, lòng đỏ trứng, sữa, gan... được chiết xuất hoặc tổng hợp.

                  3.1.2. Tác dụng

                         Thiamin được hấp thu ở ruột non và chuyển hóa thành dạng thiamin pyrophosphat

                  có hoạt tính sinh học, đây coenzym tham gia vào quá trình chuyển hóa glucid để cung cấp

                  năng lượng cho cơ thể.
                  3.1.3. Chỉ định

                         Phòng và điều trị bệnh thiếu vitamin B1 như bệnh tê phù Beri beri, viêm đa dây thần

                  kinh, phụ nữ mang thai, rối loạn tiêu hóa, bệnh tim mạch do dinh dưỡng, rối loạn hấp thu,

                  bệnh nhân nuôi dưỡng hoàn toàn đường tĩnh mạch, bệnh nhân chạy thận nhân tạo.

                         Phối hợp nhằm ngăn ngừa độc tính của các thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh cơ
                  như các kháng sinh nhóm aminosid (gentamicin; streptomycin…)

                                                                                                            316
   318   319   320   321   322   323   324   325   326   327   328