Page 327 - Dược lý - Dược
P. 327
3.4.4. Tác dụng không mong muốn
Dùng vitamin C liều cao có thể gây nên bỏng rát dạ dày, tăng oxalat-niệu gây sỏi
thận, mất ngủ, tiêu chảy. Phụ nữ có thai dùng nhiều vitamin C có thể gây bệnh Scorbut sớm
ở trẻ sơ sinh. Tiêm tĩnh mạch có thể gây sốc.
3.4.5. Chống chỉ định
Nguy cơ thiếu máu tán huyết, sỏi thận hoặc rối loạn chuyển hóa oxalat.
3.4.6. Cách dùng, liều dùng
* Phòng thiếu vitamin C: người lớn: 50-75mg/ngày; trẻ em: 25-50mg/ngày.
* Điều trị bệnh Scorbut: dùng ít nhất trong 2 tuần: người lớn: 250-500mg/ngày, chia
làm nhiều lần; trẻ em: 100 - 300mg/ngày, chia làm nhiều lần
* Giải độc Methemoglobin huyết khi không có xanh methylen với liều: 300-
600mg/ngày, chia thành nhiều lần.
3.5. Vitamin A (Retinol)
Viên nén hoặc nang mềm 5.000UI, 10.000 UI; thuốc tiêm 100.000UI/1ml; kem bôi
0,05%; 0,1%.
3.5.1. Nguồn gốc
Vitamin A có nhiều trong dầu gan cá, bơ, sữa và các tổ chức động vật. Dạng tiền
chất của vitamin A là , , -caroten có trong màng hạt gấc, cà rốt, quả cà chua, bí đỏ. Khi
hấp thu vào cơ thể, dạng tiền chất chuyển thành vitamin A mới có hoạt tính.
3.5.2. Cơ chế tác dụng
Vitamin A có vai trò quan trọng tạo sắc tố võng mạc giúp điều tiết mắt, mắt nhìn
được trong điều kiện thiếu ánh sáng. Trong bóng tối vitamin A (cis-retinal) kết hợp với
protein là opsin tạo nên sắc tố võng mạc rhodopsin là sắc tố nhạy cảm với ánh sáng có
cường độ thấp giúp mắt nhìn được trong điều kiện thiếu ánh sáng. Khi ra ánh sáng,
rhodopsin lại phân huỷ giải phóng ra opsin và trans-retinal. Sau đó, trans-retinal lại chuyển
thành dạng cis-retinal. Do đó nếu cơ thể thiếu vitamin A, khả năng nhìn trong tối giảm gây
bệnh quáng gà, nếu không điều trị kịp thời sẽ mù loà.
Trên da và niêm mạc: Vitamin A rất cần cho quá trình biệt hoá các tế bào biểu mô ở
da và niêm mạc, có vai trò bảo vệ sự toàn vẹn của cơ cấu và chức năng của biểu mô khắp
cơ thể, nhất là biểu mô trụ của nhu mô mắt.
320