Page 285 - Dược lý - Dược
P. 285
Các ADR nặng nhất bao gồm thiếu máu (có thể phải truyền máu), giảm bạch cầu
trung tính và giảm bạch cầu. Các ADR này thường do dùng liều cao (1 200 - 1 500 mg/ngày)
và người bệnh ở giai đoạn muộn của bệnh (đặc biệt bị suy tủy trước khi điều trị), và đặc
biệt khi người bệnh có số lượng TCD4 dưới 100/mm3. Có thể cần thiết phải giảm liều hoặc
ngừng thuốc.
Hệ thần kinh: Nhức đầu, chóng mặt, khó chịu
Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, ỉa chảy và đau bụng.
Gan mật: Tăng các transaminase trong máu và tăng bilirubin-huyết.
Hệ cơ xương: đau cơ
2.5.1.5. Cách dùng, liều dùng
Điều trị nhiễm HIV: Người lớn: Uống 600 mg/ngày chia làm 2 hoặc 3 lần. Truyền
tĩnh mạch: Liều thông thường: 1 mg/kg/lần 5 - 6 lần mỗi ngày (5 – 6 mg/kg mỗi ngày).
Trẻ em từ 6 tuần đến 12 tuổi: Uống: Liều có thể tính theo trọng lượng hoặc diện tích
cơ thể. (Liều tính theo trọng lượng cơ thể có thể không giống liều tính theo diện tích cơ
thể). Liều tính theo diện tích cơ thể: 160 mg/m2/liều, cách 8 giờ một liều hoặc 240 mg/m2,
cách 12 giờ một liều (tối đa 200 mg/liều, cách nhau 8 giờ một liều). Liều dựa theo trọng
lượng cơ thể: 4 kg tới dưới 9 kg: 12 mg/kg/liều, ngày uống 2 lần hoặc 8 mg/kg/liều, ngày
uống 3 lần. 9 kg tới dưới 30 kg: 9 mg/kg/liều, ngày uống 2 lần hoặc 6 mg/kg/liều, ngày
uống 3 lần. Từ 30 kg trở lên: 300 mg ngày uống 2 lần hoặc 200 mg ngày uống 3 lần.
2.5.2. Lopinavir và ritonavir
2.5.2.1. Tác dụng
Lopinavir và ritonavir (lopinavir/ritonavir) là kết hợp cố định của hai thuốc ức chế
protease của virus gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV). Ritonavir là thuốc ức
chế mạnh isoenzym CYP 3A của cytochrom P450 nên khi dùng đồng thời với lopinavir thì
làm giảm chuyển hóa và làm tăng nồng độ huyết tương của lopinavir. Hàm lượng ritonavir
có trong chế phẩm thấp hơn nhiều so với các liều điều trị của ritonavir nhưng cũng đủ để
ức chế CYP3A. Thuốc có tác dụng ngăn chặn các HIV mới, ức chế sự phát triển của các
tiền virus (provirus).
2.5.2.2. Chỉ định
Nhiễm HIV typ 1 và HIV typ 2.
278