Page 147 - Dược lý - Dược
P. 147
THUỐC KHÁNG HISTAMIN THỤ THỂ H1
MỤC TIÊU
1. Trình bày được vai trò của histamin trong cơ chế phản ứng dị ứng của cơ thể.
2. Trình bày được khái niệm, phân loại và cơ chế tác dụng của thuốc kháng histamin
thụ thể H1.
3. Trình bày được tác dụng, tác dụng không mong muốn, chỉ định, chống chỉ định, cách
dùng các thuốc kháng histamin thụ thể H1 thường dùng.
1. ĐẠI CƯƠNG VỀ DỊ ỨNG
1.1. Khái niệm dị ứng
Dị ứng là trạng thái phản ứng của cơ thể khi tiếp xúc với dị nguyên gây ra phản ứng
kết hợp giữa kháng nguyên với kháng thể trên bề mặt tế bào mast. Quá trình kết hợp kháng
nguyên - kháng thể này làm cho tế bào mast thoát hạt và giải phóng các chất trung gian hóa
học trong đó có histamin.
Histamin là chất trung gian hóa học có vai trò quan trọng trong phản ứng viêm, dị
ứng, trong bài tiết dịch vị và cũng có chức năng như chất dẫn truyền thần kinh.
Histamin phát huy tác dụng thông qua receptor của histamin, hiện có 3 loại receptor
là H1, H2, và H3.
- Receptor H1 có nhiều ở cơ trơn, tế bào nội mô, não.
- Receptor H2 có nhiều ở nội mô dạ dày, cơ tim, tế bào mast, não
- Receptor H3 có nhiều ở tiền synap: não, đám rối TK ruột, các tế bào TK khác.
1.2. Vai trò của histamin
Trên hệ tim mạch: Histamin tác dụng rất mạnh ở tiểu động mạch, mao mạch, tiểu
tĩnh mạch làm giãn mạch và tăng luồng máu tới mô. Vì vậy, histamin làm hạ huyết áp mạnh
(nhất là trong trường hợp sốc phản vệ).
Trên khí quản - phế quản - phổi: Tác dụng lên thụ thể H1 làm co cơ trơn khí phế
quản, gây viêm, phù nề niêm mạc và tăng tính thấm mao mạch phổi.
Trên các tuyến: Làm tăng bài tiết nước mắt, nước mũi, nước bọt, dịch tụy. Tăng tiết
dịch vị, hormon tủy thượng thận.
140