Page 143 - Dược lý - Dược
P. 143
- Thuốc hạ sốt giảm đau chỉ là những thuốc chữa triệu chứng (làm giảm sốt và mất
đau trong thời gian sử dụng) chứ không trị được nguyên nhân gây bệnh. Dùng thuốc giảm
đau có thể gây trở ngại cho việc chẩn đoán và theo dõi bệnh, thí dụ đau do viêm ruột thừa.
- Với các chứng đau ở các cơ quan nội tạng (như đau dạ dày, đau do co thắt đường
ruột, đường tiết niệu, cơn đau do ung thư…), phải dùng đến các thuốc giảm đau chống co
thắt như atropin, hoặc thuốc giảm đau trung ương mạnh như morphin…
- Không chỉ định cho các bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày. Trong trường hợp thực
sự cần thiết phải dùng cùng các chất bảo vệ niêm mạc dạ dày. Uống trong hoặc sau bữa ăn
để tránh kích ứng dạ dày
- Chỉ định thận trọng với bệnh nhân viêm thận, suy gan, có cơ địa dị ứng, cao huyết
áp.
- Khi phải điều trị kéo dài cần định kỳ kiểm tra công thức máu, chức năng thận.
- Chú ý khi dùng phối hợp thuốc:
+ Không dùng phối hợp các thuốc hạ sốt giảm đau, chống viêm với nhau vì làm tăng
độc tính.
+ Không dùng thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm với thuốc chống đông kháng
Vitamin K, Sulfamid hạ đường huyết.
2. CÁC THUỐC THƯỜNG DÙNG
2.1. Acid acetyl salicylic (Aspirin)
2.1.1. Chỉ định
- Hạ sốt trong các trường hợp đã biết rõ nguyên nhân như: cảm cúm, nhức đầu.
- Giảm đau, chống viêm trong: đau răng, thấp khớp cấp và mãn tính,
- Dự phòng tái phát nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
2.1.2. Tác dụng không mong muốn
Loét, thủng dạ dày tá tràng
Kéo dài thời gian chảy máu
Rối loạn chức năng thận, suy thận
Tăng co thắt phế quản ở người bệnh hen
2.1.3. Chống chỉ định
- Người bị loét dạ dày - tá tràng, ruột
136