Page 140 - Dược lý - Dược
P. 140
THUỐC GIẢM ĐAU, HẠ SỐT, CHỐNG VIÊM
MỤC TIÊU
1. Trình bày được dược động học, cơ chế tác dụng, tác dụng không mong muốn, và phân
loại các thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm.
2. Trình bày được cách dùng và lưu ý khi sử dụng các thuốc hạ sốt, giảm đau, chống
viêm không steroid thường dùng.
1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THUỐC GIẢM ĐAU, HẠ SỐT, CHỐNG VIÊM
1.1. Dược động học
- Mọi thuốc trong nhóm hạ sốt giảm đau không steroid hiện nay đều là các acid
yếu, hấp thu qua đường tiêu hóa do ít bị ion hóa ở dạ dày
- Gắn rất mạnh vào protein huyết tương, có thuốc tới 99,7% (nhóm oxicam,
diclofenac) do đó dễ đẩy các thuốc khác ra dạng tự do, làm tăng độc tính của thuôc đó (như
sulfamid hạ đường máu…).
- Dị hóa ở gan (trừ acid salicylic), thải qua thận dưới dạng còn hoạt tính khi dùng
với liều chống viêm và liều độc. Các thuốc khác nhau về độ thải trừ, thời gian bán thải thay
đổi từ 1-2 giờ (aspirin) đến vài ngày (oxicam).
1.2. Cơ chế tác dụng
1.2.1. Tác dụng hạ sốt
Thuốc có tác dụng ức chế prostaglandin synthetase làm giảm tổng hợp prostaglandin
E1 và E2 từ đó ức chế quá trình sinh nhiệt, tăng cường thải nhiệt lập lại cân bằng ở trung
tâm điều nhiệt vùng dưới đồi.
Thuốc chỉ có tác dụng hạ sốt khi cơ thể có phản ứng tăng thân nhiệt.
1.2.2. Tác dụng giảm đau
Thuốc làm giảm tổng hợp prostaglandin F2 từ đó làm giảm tính cảm thụ của ngọn
sợi thần kinh cảm giác với chất gây đau. Tác dụng giảm đau từ nhẹ đến vừa, vị trí tác dụng
là các receptor ở ngoại vi, đặc biệt các chứng đau do viêm.
1.2.3. Tác dụng chống viêm
Thuốc có tác dụng ức chế các enzym cyclooxygenase (COX) từ đó ngăn cản tổng
hợp các prostaglandin gây viêm.
133